Trùn hổ đỏ kích thích miễn dịch trên cá

Thời gian qua, nuôi trồng thủy sản phải đứng trước nhiều thách thức, rủi ro về bệnh hại, môi trường ô nhiễm, giá cả tiêu thụ không ổn định. Đặc biệt, yêu cầu về sản phẩm sạch của các thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe.

Trùn hổ
Trùn hổ đỏ được xem như là một thức ăn tự nhiên của cá.

Trùn hổ đỏ có tên khoa học là Eisenia foetida, hay gọi là trùn ăn phân, tập tính ăn của chúng thường là trên bề mặt đất với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật. Chúng phân huỷ chất hữu cơ do đó nhóm trùn này thường cung cấp đạm và enzym rất cao. Đây là nhóm trùn dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy,hải sản… Bên cạnh đó, ngày nay ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Canada, Mỹ, Úc, Nhật… Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trùn hổ đỏ được xem như là một thức ăn tự nhiên khoái khẩu trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, sông suối,..) đối với các loài cá, tôm và một số loài bọ nước. Có thể sử dụng trùn trong cả môi trường nước lợ.

Hiện nay, trùn chỉ, giun nhiều tơ, giun đất, trùn quế được xem là nguồn thức ăn quý giá trong ương nuôi các đối tượng thủy sản như tôm hùm, ba ba, tôm sú, tôm càng xanh,… có giá trị dinh dưỡng cao cùng các acid amin thiết yếu. Trong đó, bột trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú, cho kết quả chất lượng tôm Post 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009). Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) khi phân lập vi sinh vật kiểm soát mầm bệnh trong trùn quế (Perionyx excavatus) nhận thấy: trong 13 chủng Bacillus sp. thì thấy 3 chủng Bacillus sp. đối kháng với vi khuẩn gây bệnh và kháng mạnh với nhóm Vibrio. Tuy nhiên, ứng dụng giun hổ đỏ vào nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, nghiên cứu Rufchaei et al., 2019 được thực hiện để đánh giá lượng axit amin của chiết xuất trùn hổ đỏ (Eisenia foetida) và tác dụng của nó đối với các thông số miễn dịch và hiệu suất tăng trưởng của cá chép Caspian (Rutilus caspicus) trong một thí nghiệm cho ăn.

Cá chép Caspi ( Caspian roach – Rutilus caspicus) là loài cá nước ngọt, bơi theo đàn, sống ở thượng nguồn sông Volga, phân bố trải rộng khắp châu Âu, tây và bắc á. Đây là loài cá đặc sản không thể thiếu của người dân Nga được biết đến với món Vobla khô cá mặn từ cá chép Caspi. Cá có vị béo, nhiều dầu, thịt rất thơm và có vị ngọt tự nhiên nên ngày càng được ưa chuộng rộng rãi và trở thành mặt hàng xuất khẩu đến khắp nơi trên thế giới.

Cá chép Caspi.

Nghiên cứu ứng dụng chiết xuất trùn hổ đỏ trên cá

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá có khối lượng đầu là 4.30 ± 0,10 g bổ sung chiết xuất trùn hổ đỏ với nồng độ 0,1:25 và 1:50 (chiết xuất trùn pha loãng với nước cất).

Kết quả

Phân tích axit amin cho thấy Trùn hổ đỏ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao chứa 16 axit amin (Aspartic acid, Glutamic acid, Serine, Histidine, Glycine, Threonine, Arginine, Tryptophan, Alanine, Tyrosine, Methionine, Valine, Phenylalanine, Isoleucine).

Sau 8 tuần cho ăn thức ăn có bổ sung dịch chiết trùn hổ đỏ cho thấy cá được cho ăn chiết xuất E. foetida cho thấy hoạt động Ig và lysozyme trong huyết thanh cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Ngoài ra, bổ sung chế độ ăn với nồng độ pha loãng (1:25 V / V) đã làm tăng đáng kể ACH50 so với nhóm đối chứng.

Đối với hiệu suất tăng trưởng, kết quả cho thấy bổ sung dịch chiết trùn hổ đỏ cho thấy cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng lượng thức ăn vào và giảm hệ số FCR so với nhóm đối chứng ( P;0,05).

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở giai đoạn phát triển từ ấu trùng/cá bột lên cá giống, thức ăn tự nhiên là thành phần không thể thiếu được của rất nhiều loài cá, giáp xác và thân mềm nước ngọt và lợ, mặn. Ở giai đoạn này, ấu trùng/cá bột rất nhỏ (kích thước miệng nhỏ), chưa phát triển hoàn chỉnh các cơ quan cảm giác (như mắt, xúc giác, cơ quan đường bên) và hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh là những yếu tố hạn chế việc chọn lựa và sử dụng thức ăn thích hợp trong suốt thời kỳ bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Một số nhóm thức ăn tự nhiên được gây nuôi phổ biến như: vi tảo, luân trùng, moina và các loài giun (giun đất, giun nhiều tơ, trùn chỉ...).

Những phát hiện này cho thấy tác dụng tích cực của dịch chiết trùn hổ đỏ trong chế độ ăn của cá chép Caspian và ứng dụng trong ương nuôi cá. Nói chung, dịch chiết trùn hổ đỏ có thể được khuyến cáo như là chất miễn dịch cá ở giai đoạn đầu của quá trình nuôi cá.

The Science direct

Đăng ngày 04/11/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 03:09 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 03:09 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 03:09 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 03:09 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 03:09 29/11/2024
Some text some message..