Trứng cá tầm rớt giá vì sản lượng dồi dào từ Trung Quốc

Trứng cá tầm là một đặc sản xa xỉ nhưng đang ngày càng mất giá khi nguồn cung từ cá tầm nuôi trồng ở Trung Quốc tràn ngập thị trường toàn cầu, theo tờ The Wall Street Journal.

Trứng cá tầm rớt giá vì sản lượng dồi dào từ Trung Quốc
Trứng cá tầm được thu hoạch tại một trang trại nuôi cá tầm ở TP. Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: AP

Trứng cá tầm thu hoạch trong môi trường tự nhiên từng đứng trước nguy cơ cạn kiệt do hoạt động đánh bắt quá mức và đánh bắt trộm. Vì vậy, năm 1998 các hoạt động buôn bán trứng cá tầm tự nhiên bị kiểm soát chặt chẽ theo công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Nhưng ngày nay, hầu hết trứng cá tầm được thu hoạch từ cá tầm nuôi ở sông, hồ và các bể nuôi trên khắp thế giới. Hoạt động nuôi trồng cá tầm bùng nổ ở một số nơi trên thế giới đã góp phần giải tỏa nhu cầu trứng cá tầm, vốn thường là món ăn xa xỉ và chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ phủ trên món mì sợi hay các món khai vị.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành một trong những nhà sản xuất trứng cá tầm lớn nhất thế giới và chính điều này đã kéo giá trứng cá tầm trên toàn cầu đi xuống.

Theo dữ liệu gần nhất của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giá trứng cá tầm nhập khẩu vào Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái đạt mức trung bình 276,24 đô la/kg, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm gần một nửa so với thời điểm năm 2012.

Mỹ nhập khẩu 17,8 triệu đô la giá trị trứng cá tầm trong năm 2018, tăng so với con số 7,6 triệu đô la vào năm 2014. Khoảng một nửa giá trị nhập khẩu này đến từ Trung Quốc, theo Cục Thống kê Liên bang Mỹ.

Tổng sản lượng trứng cá tầm xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt gấp năm lần trong giai đoạn 2012-2017 lên mức 136 tấn. Các trang trại nuôi cá tầm ở Trung Quốc có thể sản xuất khối lượng trứng cá tầm lớn với mức chi phí tương đối rẻ, giúp họ có thể bán với rẻ hơn nhiều so với các nhà cung cấp khác trên thế giới.

Dale Sherrow, Phó Chủ tịch Công ty Seattle Caviar (Mỹ), một nhà bán lẻ trứng cá tầm, cho rằng Trung Quốc có quyền lực lớn trên thị trường trứng cá tầm. Công ty Seattle Caviar đang kinh doanh trứng cá tầm từ Bỉ, Phần Lan, Israel, Ý, Uruguay và Mỹ.

Ông Sherrow cho hay một nhà sản xuất trứng cá tầm Mỹ gần đây giảm giá bán trứng cá tầm 25% do chịu sức ép cạnh tranh từ trứng cá tầm Trung Quốc.

Công ty Marshallberg Farm ở bang Bắc Carolina, Mỹ, đang nuôi cá tầm Nga ở hai địa điểm, có thể sản xuất 5-6 tấn trứng cá tầm mỗi năm khi hoạt động hết công suất. Gia đình của Lianne Won, chủ sở hữu Marshallberg Farm, cho biết giá trứng cá tầm của công ty đã giảm một nửa trong giai đoạn 2015-2017 do trứng cá tầm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường.

Lianne Won nói: “Không có cách hợp lý nào để chúng tôi cạnh tranh”.

nuôi cá, nuôi cá tầm, giá cá tầm, giá cá, xuất khẩu thủy sản

Một trang trại nuôi cá tầm ở hồ Thiên Đảo, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Telegraph

Chi phí nhân công của các nhà sản xuất trứng cá tầm ở Mỹ tốn kém hơn rất nhiều so với các đối thủ Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cũng siết chặt việc sử dụng các chất bảo quản để gia tăng thời hạn sử dụng cá tầm.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ áp thuế nhập khẩu 10% với trứng cá tầm Trung Quốc như là một phần trong loạt thuế vào 200 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thuế đánh vào trứng cá tầm Trung Quốc tăng lên 25% nếu Washington và Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận thương mại trong thời gian tới. Các đòn thuế giúp một số nhà cung cấp trứng cá tầm ở Mỹ bớt lo lắng phần nào.

Richard Hall, Giám đốc bộ phận kinh doanh trứng cá tầm ở Công ty Browne Trading tại Portland, bang Maine, Mỹ cho biết thuế phạt nhằm vào trứng cá tầm Trung Quốc đã giúp mặt hàng này ở Mỹ và châu Âu trở nên cạnh tranh hơn.

Sản lượng trứng cá tầm nuôi ở Trung Quốc đang gia tăng nhưng nhu cầu tăng chậm hơn nguồn cung. Một số kênh tiêu thụ trứng cá tầm truyền thống như các hãng hàng không (để phục vụ khách ở khoang hạng nhất) và các khách sạn cao cấp, không mua nhiều như trước đây nữa, theo Roman Schaetti, Giám đốc phụ trách xuất khẩu của nhà sản xuất trứng cá tầm Agroittica Lombarda (Ý), nói.

Tổng sản lượng trứng cá tầm được sản xuất từ các trang trại nuôi cá tầm vẫn đang ở mức thấp so với thời kỳ đánh bắt cá tầm hoang dã lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1980, theo Hiệp hội Bảo tồn cá tầm thế giới. Song các vấn đề dư thừa nguồn cung được dự báo sẽ xảy ra trong hai năm tới.

Hầu hết các giống cá tầm đều mất ít nhất năm năm để đạt độ tuổi trưởng thành và đẻ trứng. Điều này có nghĩa là sản lượng trứng cá tầm trong năm 2019 sẽ căn cứ vào các dự báo nhu cầu từ vài năm trước đó. Một cá tầm cái lớn có thể đẻ trung bình 18 kg trứng khi đến thời kỳ thu hoạch.

Thị trường trứng cá tầm Trung Quốc đang nằm dưới sự chi phối của Công ty Kaluga Queen, đang sản xuất 1/3 sản lượng trứng cá tầm thế giới. Công ty này sở hữu các trang trại cá tầm ở hồ Thiên Đảo tại tỉnh Chiết Giang, tăng sản lượng thêm 20-30% mỗi năm và dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng đó trong năm năm tới, theo ông Xia Yongtao, Phó Tổng giám đốc của Kaluga Queen.

Ông cho biết cá tầm của công ty mất ít nhất bảy năm để đạt độ tuổi trưởng thành và đẻ trứng. Trứng cá tầm của công ty được xuất khẩu sang Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Nga và Các Tiểu vương quốc Arap thống nhất (UAE).

“Chất lượng trứng cá tầm của chúng tôi đã được kiểm định trên thị trường quốc tế”, ông Yongtao nói và lưu ý thêm rằng nhiều nhà hàng cấp cao ở Paris đang sử dụng trứng cá tầm của Kaluga Queen. Ngoài ra, công ty này còn cung cấp trứng cá tầm cho Hãng hàng không Deutsche Lufthansa (Đức).

Đối với các nhà sản xuất trứng cá tầm Mỹ, cách duy nhất để duy trì cạnh tranh là tìm cách chỉ ra sự khác biệt của trứng cá tầm Mỹ thông qua giá bán và mùi vị.

Ở phân khúc cao cấp của thị trường, nơi một lon trứng cá tầm bán với giá 400 đô la Mỹ/ounce (28 gram), giá bán lẻ thường duy trì ổn định hơn, theo ông Ali Bolourchi, Phó Chủ tịch Công ty Tsar Nicoulai Caviar, sở hữu các bể nuôi cá tầm ở Wilton, bang California, nói. 

Ông cho biết việc dán nhãn “được nuôi ở California” trên sản phẩm đã tác động tâm lý đến người mua. Ông nói rằng người tiêu dùng Mỹ vẫn có cái nhìn tiêu cực đối với một số mặt hàng cao cấp được sản xuất tại Trung Quốc.

TBKTSG Online
Đăng ngày 21/03/2019
Chánh Tài
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 06:16 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 06:16 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 06:16 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 06:16 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:16 28/11/2024
Some text some message..