Trùng quả dưa tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên cá rô phi

Trùng quả dưa gây bệnh đốm trắng trên cá tăng nguy cơ bội nhiễm với vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá rô phi.

cá rô phi bị đốm trắng
Cá rô phi bị nhiễm trùng quả dưa có các đốm trắng trên vây và da của chúng.

Francisella noatunensis subsp. OrientalisIchthyophthirius multifiliis được biết đến là mầm bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ tử vong cao ở cá rô phi đặc biệt trong mùa lạnh khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 25oC. Có giả thuyết được đặt ra rằng sự lây nhiễm của ngoại ký sinh trùng có thể nâng cao tính nhạy cảm của cá rô phi đối với vi khuẩn gây bệnh. Trong tự nhiên, một vật chủ thường bị nhiễm bởi nhiều mầm bệnh. Các trường hợp bội nhiễm bởi vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Streptococcus iniaeandIchthyophthirius multifiliis, Edwardsiella ictaluri Ichthyophthirius multifiliis đã được báo cáo ở trên cá. 

Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng có lẽ là bệnh ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở cá nước ngọt trong môi trường tự nhiên và nuôi thả do động vật đơn bào Ichthyophthirius multifiliis gây ra mà phần lớn những người nuôi cá đều có lúc phải đối mặt. Ichthyophthirius multifiliis là ký sinh trùng bắt buộc, tự bám vào da và mang của vật chủ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh là sự xuất hiện của nhiều đốm trắng trên da, vây và mang cá có thể thấy bằng mắt thường, có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Vòng đời bao gồm ba giai đoạn phát triển trong đó có giai đoạn sinh sản (tomocyst), giai đoạn nhiễm trùng (theront) và giai đoạn ký sinh (trophont).

Vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis, một trong những tác nhân chính gây tử vong hàng loạt không chỉ ở cá rô phi mà còn ở các loài cá nước ấm khác nhau trên toàn thế giới. Francisella noatunensis subsp. Orientalis gây nhiễm trùng từ mức độ cấp tính đến mãn tính, ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, lá lách, gan. 

Sự bùng phát của bệnh thường xảy ra ở cá giống và cá con, liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ nước nuôi (thấp hơn 25oC). Tuy nhiên, dưới điều kiện nuôi thâm canh và môi trường không tốt, những bệnh đó có thể xảy ra ở những khoảng nhiệt độ khác và ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sống của cá. Ở Thái Lan, sự lây nhiễm đồng thời của Ichthyophthirius multifiliisFrancisella noatunensis subsp. Orientalis đã được quan sát thấy ở một số trại cá điêu hồng với nhiệt độ vào khoảng 28oC. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai mầm bệnh Francisella noatunensis subsp. Orientalis và ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trên vật chủ và tác động có thể có của chúng đối với sự bùng phát dịch bệnh vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra liệu việc nhiễm ký sinh trùng có làm tăng tính nhạy cảm của cá rô phi với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis nói riêng và những loài vi khuẩn gây bệnh khác nói chung hay không?


Trùng quả dưa - Ichthyophthirius multifiliis

Cá điêu hồng nhiễm ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trong tự nhiên được chia thành 5 nhóm ( một nhóm đối chứng và bốn nhóm được tiến hành cảm nhiễm với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở các mức nồng độ khác nhau lần lượt 1.93 x 106, 1.93 x 105, 1.93 x 104, 1.93 x 103 CFU/ ml ). Song song đó, cá điêu hồng khỏe mạnh được sàng lọc âm tính với ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis cũng được tiến hành cảm nhiễm tương tự. Dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ chết được ghi nhận 2 lần mỗi ngày trong vòng 19 ngày. 

Kết quả phân tích cho thấy rằng nhiễm ký sinh trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis không gây chết trên cá điêu hồng trong khi nhiễm Francisella noatunensis subsp. Orientalis thì có thể, khi thực hiện cảm nhiễm đơn vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis (không có sự hiện diện của ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis). Tuy nhiên, cá nhiễm Ichthyophthirius multifiliis có tỷ lệ chết tích lũy cao, dao động từ 80 đến 100% khi được ngâm với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở liều thấp (1,93 x 103 CFU/ ml) đến liều cao (1,93 x 106 CFU/ml). Điều này chứng minh vai trò của ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trong việc làm hỏng biểu mô của mang cá và da. Nó dẫn đến hoại tử và phá vỡ biểu mô tại vị trí nhiễm trùng. Kết quả là, chất nhờn và biểu bì ở mang và da - tuyến bảo vệ đầu tiên của vật chủ bị tổn thương, do đó tạo ra con đường cho sự xâm nhập của vi khuẩn và trên thực tế, ký sinh trùng có thể đóng vai trò nhất định trong việc bùng phát bệnh. 

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sự hiện diện của ngoại ký sinh góp phần làm tăng lượng vi khuẩn trong cá và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể. Nghiên cứu này cho thấy sự bội nhiễm của Ichthyophthirius multifiliisFrancisella noatunensis subsp. Orientalis ở cá rô phi dẫn đến tỷ lệ tử vong trầm trọng hơn. Vì vậy, quản lý cá không bị ngoại ký sinh (Ichthyophthirius multifiliis) có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn trong môi trường nuôi. Điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn về khả năng của Ichthyophthirius multifiliis như một vector truyền vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở cá. Hiện nay vẫn còn thiếu thông tin về phản ứng miễn dịch của cá rô phi đối với ký sinh trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis, nhiễm vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis đơn thuần và bội nhiễm. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu các hoạt động ức chế miễn dịch có thể có của Francisella noatunensis subsp. OrientalisIchthyophthirius multifiliis sẽ rất quan trọng để phát triển một chương trình quản lý bệnh truyền nhiễm phù hợp.

Đăng ngày 24/09/2020
Uyên Đào
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:06 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:06 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:06 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:06 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:06 18/10/2024
Some text some message..