Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông, chúng ta vẫn vươn khơi

Vừa qua, phía Trung Quốc đã ban hành Lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.5.2023 đến 16.8.2023, phạm vi trải dài từ vùng biển phía bắc Biển Đông đến 12 vĩ độ Bắc (bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Tàu cá
Tàu cá Bình Định vươn khơi bám biển. Ảnh CCTS

Đây là hành động phi lý và vô giá trị đối với tàu cá đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Tại Bình Định các tàu cá khai thác xa bờ vẫn hoạt động bình thường, tiếp tục vươn khơi bám biển 

Không quan tâm đến lệnh cấm biển của Trung Quốc 

Không quan tâm đến lệnh cấm biển của Trung Quốc, anh Trương Tây, sinh năm 1977, ở phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn cho biết: Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cấm khai thác thủy sản trên Biển Đông, tàu chúng tôi vẫn đi khai thác thường xuyên. Ngư dân chúng tôi ra khơi đánh bắt tại ngư trường truyền thống thuộc lãnh hải của Việt Nam, khai thác đúng với luật pháp thì chúng tôi không sợ gì cả.

Chúng tôi chỉ chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam! Tàu BĐ 97344-TS, có chiều dài 17,7m, Công suất 734CV, làm nghề câu cá ngừ đại dương đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa hơn 15 ngày, khi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa chúng tôi vừa di chuyển tránh xung đột vừa báo cáo để lực lượng biên phòng, cảnh sát biển biết tình hình, có cách ứng phó phù hợp. Hơn nữa, chúng tôi thường đi thành đoàn 4-5 chiếc để hỗ trợ nhau khi tàu bị hỏng máy hoặc gặp sự cố xảy ra. 

Tại cảng cá Tam Quan, ông Nguyễn Sang, sinh năm 1971, ở phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn đang tất bật chuẩn bị nhu yếu phẩm và các vật dụng cần thiết cho chuyến biển vươn khơi sắp tới. Ông Sang chia sẻ tàu cá BĐ-96068-TS của ông có chiều dài 15,8m, Công suất 420 CV, chuyên hành nghề câu cá ngừ đại dương ở ngư trường truyền thống Trường Sa và Hoàng Sa, chỉ trừ khi sản lượng thu được ít, cá bán rẻ quá, không bù được phí tổn thì chúng tôi mới không đi khai thác thôi, chứ lệnh cấm phi lý của Trung Quốc chúng tôi không quan tâm, lâu rồi ngư dân Việt Nam đâu có quan tâm. Chúng tôi cứ thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam là được. 

Ông Bùi Văn Xếp, sinh năm 1981, ở phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn, chủ tàu cá BĐ-97738-TS, có chiều dài 18,5 m, Công suất 800CV quả quyết: “Họ cấm cứ cấm, mình cứ đánh bắt ở ngư trường vùng biển của mình. Ngư dân xem biển là nhà, là nguồn kế sinh nhai. Không đi lấy gì để sống. Tàu chúng tôi làm nghề câu cá ngừ đại dương gồm 1 thuyền trưởng, và 4 thuyền viên,  chuyến biển kéo dài 20 ngày, tháng vừa rồi, chúng tôi khai thác được 1.050 tấn, giá cá 95.000đ/kg. Sau khi trừ các chi phí, mỗi thuyền viên nhận được 11 triệu đồng” Chúng tôi cũng thường xuyên gặp hải cảnh Trung Quốc, họ dí đuổi và xịt nước nhưng chúng tôi vẫn quyết bám biển.

Lệnh cấm không có giá trị đối với vùng biển Việt Nam 

Theo Hội Nghề cá Việt Nam lệnh cấm lập lại đơn phương và phi lý của phía Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC). Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng của Việt Nam để kịch liệt phản đối hành động đơn phương, hết sức phí lý và và vô giá trị nêu trên của phía Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Hào, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Định cho biết về phía hội sẽ chủ động, tích cực thông tin, tuyên truyền để ngư dân chấp hành đúng pháp luật khi đánh bắt trên biển; hỗ trợ, vận động ngư dân yên tâm ra khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Bình Định chia sẻ,  Bình Định hiện có 5.797 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên với khoảng 45.000 lao động hiện đang dẫn đầu về số lượng tàu khai thác xa bờ ở Biển Đông phục vụ xuất khẩu với 3.243 tàu khai thác hải sản vùng khơi, chiếm 56 %.

Lệnh cấm của Trung Quốc là phi lý và xâm hại đến lợi ích của Việt Nam, gây cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nó làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nghề cá và sinh kế của ngư dân ta.

Chi cục Thủy sản Bình Định sẽ phối hợp chính quyền các địa phương ven biển tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho ngư dân hiểu rõ về chủ quyền biển đảo Việt Nam có quyền khai thác, đồng thời không vi phạm vùng biển các nước để đánh bắt hải sản trái phép. Hướng dẫn cho ngư dân đánh bắt cá theo mô hình tổ, đội sản xuất nhằm hỗ trợ nhau trong lúc gặp nạn trên biển, giúp tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần, đánh bắt hiệu quả.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 723 tổ đội đoàn kết với 2.878 tàu cá. Ngoài ra, đã thành lập được 01 Nghiệp đoàn nghề cá tại phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn với 141 tàu câu cá ngừ đại dương tham gia.  

Đăng ngày 10/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Thế giới

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:00 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:00 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 04:00 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 04:00 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 04:00 05/11/2024
Some text some message..