Trung Quốc chuyển hướng kế hoạch phát triển thủy sản

Trung Quốc thực hiện kế hoạch chuyển đổi đối tượng nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật và kết hợp với du lịch để phát triển ngành thủy sản.

Nuôi biển.
Trung Quốc phát triển mảng nuôi biển.

Trung Quốc đang thực hiện cùng lúc nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện nay ngành thủy sản Trung Quốc tập trung 3 chiến lược thay đổi lớn:

  • Tập trung phát triển các loài mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cá mú, cá vược, cá tráp và cá hồi…. để nâng cao lợi nhuận cho ngành thủy sản. Các chuyên gia còn đưa ra nhận định rằng các đối tượng nuôi mang lợi nhuận thấp sẽ làm cho môi trường bị tác động nhiều hơn là nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
  • Phát triển các mô hình sản xuất thủy sản tuần hoàn (RAS), áp dụng công nghệ nuôi tự động (đã nhận được nhiều hỗ trợ thúc đẩy phát triển).
  • Định hướng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản song song với phát triển du lịch.

Nhờ sự ưu ái từ của các chương trình khuyến khích trợ cấp dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp đã và đang tạo nên bước ngoặt lớn cho ngành thủy sản Trung Quốc. Điển hình là dự án Khu công nghiệp thủy sản hiện đại Red Flag với diện tích lên tới 30.000m2 tại TaoJing gần thành phố Rizhao đã được hỗ trợ đắc lực từ chính phủ. Công ty Donggang Water Group cùng lúc đã chi ra 260 triệu Nhân dân tệ (36,4 triệu USD) để mở dự án nuôi trồng thủy sản tuần hoàn đối với cá mú và cá vược. Sau khi Red Flag được liệt kê vào danh sách dự án phúc lợi xã hội, Donggang Water Group được hưởng trợ cấp từ các gói hỗ trợ và hưởng chính sách ưu tiên cho đổi mới ngành thủy sản.

Khi đến đây, mọi người sẽ được trải nghiệm từ thăm quan đến dùng bữa tại các nhà hàng hải sản. Dọc theo hành lang được ốp kính dày, các quan khách sẽ được nhìn ngắm các loài thủy sản bơi lội và có thể  lựa chọn chúng cho bữa ăn tại nhà hàng nếu họ thích.

Khu công nghiệp nuôi thủy sản tuần hoàn hiện đại Red Flag đã thực hiện một phần trách nhiệm đối với môi trường là khoản đầu từ trị giá 6,71  tỷ nhân dân tệ (939 triệu USD) của Rizhao trong 3 năm để hồi phục 21,8 km đường bờ biển và 6000 ha đất bị ngập nước. Với con số trên, 95% các bờ biển bị hư hỏng sẽ được phục hồi và sửa chữa.

Red Flag đã trở thành biểu tượng cho xu hướng phát triển khu vực trọng yếu của ngành nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc. Theo kế hoạch của chính phủ, sẽ có 4 mô hình thủy sản tương tự được đưa vào xây dựng với diện tích lên tới 3300ha để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho ngành thủy sản.

Tại Thanh Đảo, các công ty thủy sản kết hợp với cơ quan nghiên cứu có thẩm quyền cấp nhà nước để đưa ra định hướng phát triển các loài thủy sản mang lại giá trị cao hơn. Trong dẫn chứng, các tài liệu đã nêu ra những thành công về hợp tác liên kết giữa Tập đoàn Thanh Đảo Rui Zi và Học viện nghiên cứu về biển trong công cuộc phát triển nuôi hải sâm. Theo tài liệu cung cấp bởi chi nhánh Cục Thủy sản Thanh Đảo, giá trị của loài hải sâm đã vượt 70% so với mức trung bình.

Một dự án nuôi trồng thủy sản khác đã cho ra giống hàu mới mang lại lợi nhuận cao hơn 30% so với ban đầu. Bên cạnh đó giống hải sâm trắng cũng đã mang lại những thành công vang dội cho kế hoạch đổi mới ngành thủy sản của Thanh Đảo.

Bên cạnh việc tăng giá trị nuôi trồng thủy sản, Thanh Đảo không ngừng đặt niềm tin lớn hơn vào đại dương. Người ta đã nghĩ đến việc đặt một lồng nước sâu ngoài đại dương để tiện cho việc theo dõi sự phát triển của các giống loài thủy sản đặc biệt là cá hồi với mục đích đạt đến 5000 tấn sản lượng hàng năm. Một tập đoàn sau khi áp dụng nuôi tự động đã thống kê rằng sản lượng mục tiêu sắp tới sẽ lên đến 3200 tấn mỗi năm. Đây là bước đệm minh chứng cho nền công nghệ tiên tiến góp ích cho ngành thủy sản vô cùng to lớn.

Hiện tại các đối tượng như cá ngựa, cá mú, cá vược là loài thủy sản được ưu tiên chỉ đứng sau động vật có vỏ. Thêm vào đó, các chiến dịch quảng bá thương hiệu đã đưa hàu cùng nghêu vào danh sách thủy sản cần được quan tâm và phát triển nâng cao sản lượng tiêu thụ hơn nữa.

Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng phát triển trang trại trên biển đã có vốn đầu tư lên đến 700 triệu nhân dân tệ (98 triệu USD). Theo kế hoạch dự tính, các ao nuôi trồng thủy sản sẽ được bổ sung đến 6000 ha để tăng cao năng suất. Đồng thời trong một tài liệu tham khảo ở địa phương đã viết rằng: việc gây quỹ thành lập nhà máy chế biến hải sản chuyên sâu sẽ góp phần quan trọng cho phát triển của thủy sản mãi về sau.

Tuy nhiên, việc khuyến khích đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thủy sản ở Trung Quốc đã gặp không ít khó khăn trở ngại. Các yêu cầu về nguồn nguyên liệu  thức ăn cần để thay thế bột cá vẫn chưa hoàn toàn khả thi để đảm bảo vấn đề nguồn lợi và kinh tế khi đẩy mạnh nuôi các loài cá có giá trị cao. Hơn nữa các loài như tôm càng đỏ, cá rô phi vẫn chiếm lĩnh số lượng lớn, nếu đột ngột thay bằng các loài khác có thể gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái biển của Trung Quốc.

Đăng ngày 20/05/2020
Cindy
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:04 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:04 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:04 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:04 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:04 06/02/2025
Some text some message..