Ba yếu tố chính đang giúp Trung Quốc trong các nỗ lực của mình: Một nỗ lực mở rộng nhanh chóng và được trợ cấp để xâm nhập vào các thị trường khu vực, cho phép đất nước bắt đầu cung cấp và dễ dàng bán sản phẩm giá trị gia tăng ở nước ngoài; Một nền kinh tế nội địa có tốc độ phục hồi đáng kể đã làm cho nhu cầu trong nước đối với hàng thủy sản ở mức cao; Và thị trường phức tạp của nó - và thường là thị trường bảo hộ, ngăn cản các công ty nước ngoài cạnh tranh bên trong Trung Quốc.
Số liệu thương mại gần đây cho thấy thành công của Trung Quốc trong việc xuất khẩu thủy sản chế biến cho các nước Đông Nam Á. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc trong quý I năm 2017, với xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang ASEAN tăng 32,6% về khối lượng và 7,9% về giá trị. Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Philippines đã tăng lần lượt 53,8% và 25,9% về khối lượng và giá trị lên 61.000 tấn và 192 triệu USD (171,9 triệu EUR). Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Malaysia tăng 33% lên 24.800 tấn, sang Indonesia tăng 476% lên 35.900 tấn trị giá 77 triệu USD (69 triệu EUR), tăng 407% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trạm Giang, ở miền Nam Trung Quốc - một trong những vùng sản xuất tôm hàng đầu của nước này - báo cáo tăng xuất khẩu vào nửa đầu năm 2017. Xuất khẩu tăng 49,3% về khối lượng và 35,3% tăng về giá trị. Dữ liệu cho thấy số lượng hàng thủy sản chế biến xuất khẩu tăng sang thị trường Philippines (tăng 82,8% về khối lượng và tăng 103,8% về giá trị) và Singapore (tăng 63,3 về khối lượng và 48,6% về giá trị), mặc dù số liệu tuyệt đối không được cung cấp.
Một động thái tích cực trong việc mở các trung tâm thương mại khu vực ở một số nước ở Đông Nam Á đã giúp Trung Quốc mở các đường cung cấp của mình. Trung tâm thương mại Biển ASEAN, một trung tâm giao dịch thị trường hàng hóa lớn ở thành phố Phúc Châu, nằm trên bờ biển đông nam Trung Quốc, tuyên bố gần đây mở các văn phòng tại Malaysia và Singapore và sẽ mở văn phòng mới tại Myanmar và Việt Nam vào đầu năm tới.
Phó chủ tịch của Trung tâm, Ông Xue Yong Fu cho biết họ đã có 358 công ty thành viên tích cực và đạt được doanh thu 5,3 tỷ CNY (738 triệu USD, 672,5 triệu EUR) trong hai năm trở lại đây. Vào tháng 1/2017, 42 nhà ngoại giao Trung Quốc đã tới trụ sở của Trung tâm, họp với các nhà quản lý để hoạch định chiến lược về những tham vọng của Trung Quốc trong việc trở thành nhà cung cấp thủy sản lớn hơn nữa cho Đông Nam Á.
Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc đang thách thức những kỳ vọng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nó. Mặc dù nhiều dự báo kinh tế cho năm 2017 và xa hơn nữa chỉ ra tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, Trung Quốc đã tăng 6,9% tổng sản phẩm quốc nội trong nửa đầu năm 2017. Theo Business Insider, đây là lần thứ 10 liên tiếp báo cáo GDP của Trung Quốc đã vượt mức tăng trưởng 6,8%.
Nền kinh tế mạnh mẽ đã dẫn đến chi tiêu tiêu dùng tăng lên ở Trung Quốc, bao gồm nhu cầu về thủy sản ngày càng gia tăng. Doanh thu bán lẻ tăng trưởng 11% trong giai đoạn nửa đầu năm 2016 đến nửa đầu năm 2017, và thủy sản đã đạt được mức tăng trưởng 4% vào năm 2016 nhờ quan điểm ngày càng tăng của người tiêu dùng rằng hải sản là một lựa chọn thức ăn lành mạnh và giá cả phải chăng.
Mặc dù đó là tin tốt lành cho các công ty thủy sản Trung Quốc bán trong nước, nhưng nó chỉ gây thất vọng cho các công ty có trụ sở bên ngoài Trung Quốc muốn xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới. Các nhà nhập khẩu nước ngoài báo cáo rằng rất nhiều vấn đề đang ngăn cản họ khai thác thị trường Trung Quốc, từ các chính sách bảo hộ của chính phủ đến các rào cản ngôn ngữ.