Trung Quốc: đánh mất dần lợi thế chế biến cá thịt trắng?

Trong vòng 10 năm qua, chi phí cho tiền lương tăng gấp 2,5 lần, dân số Trung Quốc đang già đi trong khi các nước khác đang sẵn sàng trở thành công xưởng thế giới mới. Tiền lương tăng và dân số già đang giảm tính hấp dẫn của Trung Quốc đối với các DN chế biến cá thịt trắng.

cá

Dân số của Trung Quốc đạt 1,35 tỷ người, lớn hơn tổng số dân của các nước phương Tây, Nga, Nhật Bản và Brazil cộng lại. Tuy đông dân nhưng dân số lại đang bị già hóa. Nguyên nhân là do chính sách một con, kéo dài trong hàng chục năm. Đây có thể sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với lực lượng lao động vào năm 2050. 

Trên thực tế, số lượng người trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc đang giảm dần. Trong 15 năm từ năm 1995 đến năm 2010, số người lao động của Trung Quốc tăng nhiều hơn cả Mỹ và gấp 4 lần của Đức. Sau thời kỳ này, trong 5 năm, Trung Quốc mới có thêm 45-85 triệu lao động. Từ năm 2015 trở đi, lực lượng lao động bắt đầu giảm và sẽ còn tiếp tục giảm cho đến năm 2050. Dự báo trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ mất gần 40 triệu người trong lực lượng lao động, tức là 4 triệu người/mỗi năm.Từ năm 2025-2030, mỗi năm, số lượng người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc giảm gần 10 triệu. Chính vì lực lượng lao động bị thu hẹp nên tiền lương đang tăng lên nhanh chóng.

Chi phí cho tiền lương tăng 250% so với năm 2005. Mức tăng này nhiều hơn tất cả các nền kinh tế lớn khác. Ở hầu hết các nước EU và Mỹ, lương không tăng (lương thực tế- đã trừ yếu tố trượt giá). Do đó, chi phí chế biến thủy sản tại Trung Quốc từ mức thấp, tăng lên mức trung bình và giờ là tương đối cao.

Những người có khả năng làm việc thì đang già đi. Trung Quốc từng cạnh tranh nhờ lao động giá rẻ nhưng có kỹ năng tốt, nhưng hiện nay, đây không còn là lợi thế. Rất khó để tìm ra một nước có thể thay thế Trung Quốc. Ngành chế biến có thể chuyển sang châu Phi hay Ấn Độ. Tuy nhiên, các khu vực này cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng.

Để giữ vững vị thế hiện nay, Trung Quốc sẽ buộc phải tự động hóa dây chuyền sản xuất, đầu tư mạnh vào công nghệ hoặc các DN tìm đến các nước có lao động rẻ hơn, như Indonesia, Ấn Độ hay Việt Nam, cũng có thể là Nga, Mexico, Ba Lan, các nước thuộc khu vực Baltic hoặc Hy Lạp. Một số DN có thể chuyển sang chế biến tại EU hoặc Mỹ.

Nguồn cung cá thịt trắng toàn cầu tương đối ổn định trong những năm gần đây.Tổng lượng cá đáy trong năm 2016 dự kiến là 195.000 tấn, tăng khoảng 2,8%. Nga sẽ là nước sản xuất cá thịt trắng lớn nhất và là động lực tăng trưởng trong năm 2016. Hạn ngạch đáy cá của nước này sẽ tăng 140.000 tấn.

Cá thịt trắng nuôi đã đạt 10 triệu tấn và cũng sẽ phát triển nhanh. Tại châu Á, và đặc biệt là Trung Quốc, cá rô phi là loài được phát triển nhiều nhất. Chỉ trong vòng 3 năm, sản lượng cá rô phi đã tăng 1 triệu tấn. Đây sẽ là động lực mới đối với sự phát triển của ngành chế biến.

Vì vẫn phụ thuộc vào chi phí lao động thấp nên ngành chế biến không chuyển sang tự động hóa. Tuy nhiên, tự động hóa vẫn là một cách thức giúp phát triển ngành. Trung Quốc rất có thể sẽ đi theo con đường tự động hóa để phát triển sản xuất cá phile đông lạnh.

Về dài hạn, khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil có thể sẽ là khu vực tăng trưởng chính đối với sản xuất và chế biến thịt trắng nước ngọt.

Vasep, 18/12/2015
Đăng ngày 19/12/2015
Thu Trang
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 13:23 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:23 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 13:23 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 13:23 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 13:23 13/01/2025
Some text some message..