Trung Quốc lùng mua cá đồng Việt Nam

Từ sau tết đến nay giá cá đồng vẫn ở mức cao, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhiều người bán, mức tăng này đã thuộc hàng kỷ lục.

Trung Quốc lùng mua cá Đồng Việt Nam
Nguồn cá đồng khan hiếm, giá thành tăng cao nhưng cung không đủ cầu.

Theo nhiều tiểu thương các chợ vùng ven và trung tâm TP.HCM như chợ Bà Điểm (H.Hóc Môn), Nguyễn Tri Phương (Q.10), Xóm Củi (Q.8), Hòa Hưng (Q.3), trong khi giá các loại cá nuôi hầu như không tăng thì giá cá đồng tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu trước đây, cá lìm kìm, cá linh, cá trê giá 50.000 – 60.000 đồng/ký; cá chốt 90.000 đồng/ký, cá chạch 80.000 đồng/ký; tôm thẻ, tôm bạc, tép 100.000 đồng/ký thì nay mỗi loại đều tăng khoảng 30.000 – 40.000 đồng/ký. Chị Hương, tiểu thương tại chợ Thái Bình (Q.1), cho biết: “1-2 năm về trước, cá đồng về chợ nhiều, đủ loại; nay chỉ về rất ít và chỉ còn vài loại như cá bống dừa, cá sặc, rô nhí, lòng tong. Khách muốn mua phải đặt trước vài ngày mới có”.

Chị Nguyễn Thị Việt Hà - chủ xưởng khô Nhan Sắc ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho biết, gần đây các đầu nậu Trung Quốc lùng mua cá nuôi và cả cá đồng nên sản lượng đã hiếm nay càng hiếm. Theo Bà Nguyễn Thị Ánh Lan – giám đốc HTX Thủy sản Tương Lai (Ấp Cây Trôm, Xã Phước Hiệp, H.Củ Chi), hiện cá đồng, ếch đồng chỉ chiếm khoảng 10% thị trường, còn lại chủ yếu là cá nuôi.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Nhịn, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn H.Trà Cú, Trà Vinh, cho biết, tại các vùng An Giang, Đồng Tháp, trước đây, mỗi lần dỡ chà đánh bắt, mỗi hộ dân thu khoảng 500 – 800 kg cá/vụ, đủ loại; gần đây chỉ bắt được 100 – 200 kg. Đặc biệt nếu trước đây có hàng chục mặt hàng cá đồng như cá mè vinh, heo nước ngọt, cá hột mít, cá lăng, cá ngát, vồ đém, cá linh… thì hiện hầu như chỉ còn cá linh song vẫn ít so với trước.

Bên cạnh yếu tố thị trường, tình trạng khan hiếm cá đồng còn do yếu tố địa lý. Kỹ sư Nhịn cho biết do 3-4 năm nay, thời tiết khắc nghiệt, lũ về thất thường nên cá đồng càng khan hiếm. Ngoài ra, diện tích đồng ruộng, sông suối ngày càng thu hẹp; trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi người dân dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật; thay vì thả lưới, thả chà, nhiều người dùng xiệt điện để tận thu, tận diệt nguồn cá tự nhiên.

Vì sao chuộng cá đồng?

Cá đồng khi ăn thịt ngon ngọt, chắc, không tanh; cá nuôi thịt bở, tanh nên người tiêu dùng rất chuộng cá đồng.

Nâng cấp cá nuôi thành cá đồng

Trước cơn “khát” cá đồng, không ít tiểu thương bán cá sặc, cá rô nuôi loại non hoặc cá trê vàng, ếch rồi quảng cáo là cá, ếch đồng để thu lời cao. Cá lóc đồng có giá 100.000-120.000 đồng/kg trong khi tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh), khu công nghiệp Tân Bình, nhiều xe ba gác chở cá lóc nuôi không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán chỉ 50.000 đồng/4 con (1,2-1,5kg), thậm chí có xe còn bán giá 35.000 đồng/ký. Giá cá lóc nuôi hàng cao nhất được bán tại chợ, có xuất xứ rõ ràng lấy từ chợ Bình Điền, cũng chỉ khoảng 60.000-70.000 đồng/ký, rẻ hơn nhiều so với cá nuôi.

Phân biệt cá đồng và cá nuôi

Chị Hương, tiểu thương bán cá ở chợ Bà Điểm cho biết, cá đồng, ếch đồng có màu nâu, xam xám và có vẻ rắn rỏi do sống dưới sông rạch, tự tìm thức ăn. Cá nuôi, ếch nuôi có màu đen xì do sống trong môi trường được cung cấp thức ăn. Ví dụ: cá lóc đồng có màu xam xám, đầu nhỏ, mình nhỏ, thon dài, rất khỏe. Cá lóc nuôi thì đầu to, thân cá to, làn da đen bóng, mập mạp.

Phụ Nữ Việt Nam
Đăng ngày 22/03/2017
Kinh tế

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 21:10 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 21:10 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 21:10 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 21:10 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 21:10 29/04/2024