Trung Quốc ồ ạt mua tôm cá nhưng giảm ‘ăn hàng’ của Việt Nam

Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu tôm cá Việt vào thị trường này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thị trường này ồ ạt mua tôm cá từ các nước nhưng lại giảm “ăn hàng” của Việt Nam.

Tôm thẻ
Trung Quốc nhập khẩu lượng tôm cao kỷ lục nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này không tăng trưởng như kỳ vọng. Ảnh: Hoàng Hà (VNN)

Tôm cá xuất sang Trung Quốc giảm mạnh

Thời điểm đầu năm nay, không chỉ cơ quan chức năng mà các chuyên gia nông nghiệp cũng cho rằng, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. 

Việc Trung Quốc mở cửa hoàn toàn thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh, trong khi nguồn nguyên liệu nội địa của nước này khó đáp ứng kịp do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. 

Thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, quý I/2023 quốc gia này chi 4,5 tỷ USD để nhập khẩu 1 triệu tấn thuỷ sản, tăng 17% về lượng và tăng 12,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 3/2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng đột phá với mức tăng 58% về khối lượng và 51% về giá trị. Song, Trung Quốc lại giảm mua tôm cá từ Việt Nam. 

Đáng chú ý, lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc trong quý I năm nay tăng tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái lên 274.479 tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16%. Trong đó, lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu trong tháng 3 đạt ngưỡng kỷ lục 105.687 tấn, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc tăng mua mặt hàng thuỷ sản này từ các quốc gia khác, nhưng giảm mua của Việt Nam. Cụ thể, lượng tôm nhập khẩu từ Ecuador tăng 43%; từ  Ấn Độ tăng 16%; từ Argentina tăng 205%; nhập khẩu Ả Rập Saudi tăng 231%,... so với cùng kỳ. Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước bán nhiều tôm sang Trung Quốc, song lượng tôm xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh. 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), trong quý I năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 78 triệu USD, giảm 25%; xuất khẩu cá tra thu về 143 triệu USD, giảm 22%; xuất khẩu hải sản cũng giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu thủy sảnCác thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Ảnh: Tép Bạc

Tính đến hết tháng 4 năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường hơn 1,4 tỷ dân này chỉ đạt gần 363,2 triệu USD, giảm 31,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng thuỷ sản Việt gồm: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc ghi nhận mức giảm sâu thứ hai sau Mỹ (xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ giảm 51,5%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng Việt khó cạnh tranh về giá

Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP, nhận định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn chưa hồi phục. Có nguyên nhân từ yếu tố thị trường và cả từ nội lực.

Trong đó, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu thủy sản cho phân khúc gia công, chế biến xuất khẩu. Khối lượng thủy sản nhập khẩu cho hoạt động này tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, nhập cho tiêu thụ trong nước của Trung Quốc tăng 16% với cùng kỳ.

Mức độ nhập khẩu để phục vụ cho tiêu thụ trong nước chưa hồi phục mạnh, giá trung bình nhập khẩu giảm, cùng với áp lực cạnh tranh với các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia khiến xuất khẩu thủy sản của nước ta sang Trung Quốc chưa bứt phá trong những tháng đầu năm.

Chế biến tômNhiều doanh nghiệp vẫn kỳ vọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng tốt trong năm nay. Ảnh: Hoàng Hà (VNN)

ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP, thừa nhận, chúng ta kỳ vọng lớn xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc sẽ bứt phá, nhưng chỉ có tháng 3 tôm cá bán sang thị trường này ghi nhận mức tăng trưởng tốt, sang tháng 4 lại rất kém.

Theo ông, khi mở cửa, Trung Quốc tăng mua một số mặt hàng thuỷ sản làm nguyên liệu chế biến. Ví như, họ mua một lượng lớn tôm, tuy nhiên chỉ chọn mua giá tôm ở mức thấp, trong khi hàng Việt không thể cạnh tranh được về giá so với các đối thủ khác là Ấn Độ và Ecuador.

Về cá tra, nhà nhập khẩu vẫn đang giải quyết vấn đề tồn kho trước nên họ giảm mua.

Chưa kể, Trung Quốc vừa mở cửa trở lại, một lượng lớn người dân tranh thủ đi du lịch nước ngoài sau thời gian dài phong tỏa. Do đó, tiêu dùng nội địa chưa tăng trưởng mạnh trở lại. Đây cũng là một phần lý do xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang Trung Quốc phục hồi tốt trong tháng 3 nhưng sang tháng 4 lại giảm, ông đánh giá.

Nhìn tổng thể, Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng đối với tôm cá Việt Nam. Ông Hòe cho rằng, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn các thị trường khác trong những quý còn lại năm 2023. Các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt hơn về vấn đề thị trường để linh hoạt trong sản xuất, chớp lấy thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu.

Việt Nam Net
Đăng ngày 12/05/2023
Tâm An
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 02:45 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 02:45 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 02:45 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:45 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 02:45 23/12/2024
Some text some message..