Trung Quốc siết tiểu ngạch: Hàng trăm tấn tôm hùm ứ đọng

Hiện chưa có con số chính xác lượng tôm hùm thương phẩm bị tồn đọng, quá lứa thu hoạch do Trung Quốc siết chặt đường tiểu ngạch. Tuy nhiên theo ghi nhận chúng tôi tại vùng nuôi trọng điểm ở Khánh Hòa ít nhất có hàng trăm tấn tôm thịt chưa xuất bán được.

Hàng trăm tấn tôm hùm ứ đọng
Tôm hùm bông chỉ còn 1,1-1,4 triệu đ/kg, nhưng tiêu thụ chậm.

Ngày 20/8, ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, TP Cam Ranh - vùng nuôi tôm hùm trọng điểm ở Khánh Hòa cho biết, từ tháng 5 đến nay giá tôm hùm thương phẩm các loại trên địa bàn bắt đầu lao dốc. Giá tôm giảm sâu chỉ bằng một nửa so với thời điểm này năm ngoái. Cụ thể, tôm hùm xanh dao động trên dưới 550 ngàn đ/kg, còn tôm hùm bông từ 1,1 - 1,4 triệu đ/kg (tùy loại). Không chỉ rớt giá mà việc tiêu thụ tôm thịt cũng chậm, bởi các thương lái mua có giới hạn.

“Sức tiêu thụ tôm thịt giảm đến 70% so với trước đây, cộng với giá thấp nên hầu hết người nuôi trên địa bàn thu hoạch đều thua lỗ. Nếu nuôi nhiều từ 50 - 100 lồng là lỗ đến tiền tỷ. Có một số hộ nuôi trên địa bàn đến nay đã lỗ trên 2 tỷ đồng khi giá tôm giảm sâu”, ông Ân chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình xác nhận, người nuôi tôm rất lao đao khi tôm hùm giảm sâu, tiêu thụ chậm.

Anh Hậu cho biết, cách đây 1 tháng anh xuất bán 30 lồng tôm xanh, với giá dưới 600 ngàn đ/kg, đã lỗ vài trăm triệu đồng. Hiện gia đình còn tồn 10 lồng tôm xanh, trên dưới 1 tấn nhưng chưa xuất bán được. Nguyên nhân một phần gia đình đợi giá, một phần thương lái thu mua cũng có giới hạn.

“Thông thường gia đình nuôi tôm xanh từ 8 - 10 tháng, đạt trọng lượng khoảng 0,25 kg là xuất bán. Nay tôm đã nuôi quá lứa trên 11 tháng, đạt 0,3 - 0,4 kg/con rồi mà chưa xuất bán được. Bây giờ gia đình mà xuất bán lứa tôm này ít nhất lỗ trên trăm triệu đồng nữa”, anh Hậu than vãn.

Tương tự, tại vùng nuôi tôm hùm ở huyện Vạn Ninh, người nuôi cũng đang điêu đứng vì giá tôm hùm rớt thê thảm. Giá tôm hùm bông chỉ ở mức từ 1 – 1,2 triệu đ/kg và tôm hùm xanh từ 500 - 600 nghìn đ/kg.

Theo người nuôi, để thu hoạch tôm hùm bông có lãi giá ít nhất phải trên 1,5 triệu đ/kg, còn tôm hùm xanh phải trên 600 ngàn đ/kg. Nhưng giá tôm thấp đã đành, thương lái thu mua còn kén chọn, chỉ mua tôm chất lượng loại 1.

Ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch huyện Vạn Ninh cho biết, việc tôm hùm rớt giá, tiêu thụ chậm đã khiến bà con gặp nhiều khó khăn. Chính quyền chưa thống kê số lượng tôm hùm thương phẩm đang ứ đọng. Tuy nhiên đại diện phòng Kinh tế huyện cho biết, ước phải đến hàng trăm tấn.

Còn theo lãnh đạo xã Cam Bình (TP Cam Ranh), toàn xã có khoảng 150 tấn tôm thịt cũng chưa xuất bán được, do giá tôm thấp và thương lái thu mua có giới hạn.

giá tôm hùm, tôm hùm, nuôi tôm Khánh Hòa, nuôi tôm hùm, giá tôm

Toàn tỉnh Khánh Hòa đang thả nuôi tôm hùm trên 49.000 lồng.

Trung Quốc siết chặt hàng tiểu ngạch

Ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, việc tôm hùm giảm giá sâu là do thị trường Trung Quốc siết chặt đường tiểu ngạch. Vì lâu nay tôm hùm của chúng ta chỉ xuất sang thị trường này. Trước thực trạng này, ngành thủy sản đã thông báo cho chính quyền các địa phương và người nuôi hiểu rõ vấn đề. 

Trước mắt, ngành thủy sản khuyến cáo người nuôi tạm ngừng thả nuôi, chuyển sang nuôi các loại cá có thể xuất nhiều thị trường. 

Về lâu dài, Chi cục tiếp tục hướng dẫn người nuôi theo quy hoạch, đăng ký kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý, áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, truy xuất nguồn gốc. 

Bên cạnh đó, hướng dẫn người nuôi thành lập các tổ sản xuất hay HTX nuôi trồng nhằm liên kết với DN thu mua để có đầu ra ổn định hơn.

NNVN
Đăng ngày 21/08/2019
Kim Sơ
Kỹ thuật

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:06 14/03/2025

Bệnh đốm trắng ở tôm: Cần lưu ý điều gì để phòng rủi ro?

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh do virus gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để hạn chế rủi ro, người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Đốm trắng trên tôm
• 09:41 13/03/2025

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng: Do tảo, môi trường hay vi khuẩn Vibrio?

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bệnh này có thể gây thiệt hại đáng kể nếu không được kiểm soát kịp thời. Để có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, người nuôi tôm cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong số các yếu tố tác động đến bệnh phân trắng, ba nguyên nhân chính thường được nhắc đến là tảo độc, môi trường ao nuôi và vi khuẩn Vibrio.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 12/03/2025

Những tác hại từ độ đục nước ao nuôi

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm chính là độ đục của nước ao. Độ đục cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, từ cản trở quá trình quang hợp của tảo, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ao nuôi, cho đến làm suy giảm chất lượng nước, gây bệnh cho tôm. Dưới đây là những tác hại chính của nước ao bị đục và cách khắc phục tình trạng này.

Ao nuôi tôm
• 09:49 06/03/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:33 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:33 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:33 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:33 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:33 18/03/2025
Some text some message..