Tàu nuôi trồng thủy sản
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay, kể cả Trung Quốc. Trang trại cá di động có tên Guoxin-1 đang được coi là bước đột phá công nghệ cho ngành nuôi trồng thủy sản biển sâu của Trung Quốc.
Theo Dong Shaoguang, Phó tổng giám đốc Qingdao Conson Development Group, nhà tài trợ quốc doanh của con tàu, hệ thống sản xuất của con tàu dựa vào sự trao đổi nước không ngừng giữa cabin và biển. Việc thay nước này cho phép môi trường nước trên tàu được bao bọc hoàn toàn và có thể kiểm soát được.
Tàu nuôi trồng thủy sản thông minh 100.000 tấn của Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post
Khám phá bên trong con tàu
Con tàu có chiều dài 249,9m và chiều rộng 45m – gấp đôi tàu Titanic, trọng tải 100.000 tấn và lượng choán nước 130.000 - đủ lớn để chống chọi với bão. Gần 67 triệu USD đã được đầu tư vào con tàu.
Bên trong con tàu thông minh này là một trang trại cá quy mô lớn. Khoang của con tàu có 15 bể cá, mỗi bể có diện tích lớn hơn hai bể bơi tiêu chuẩn. Cải tiến quan trọng nhất của Guoxin-1 là hệ thống trao đổi nước, liên tục tuần hoàn và làm sạch nước biển nhằm tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho loài nuôi. Con tàu có thể sản xuất 3.700 tấn cá mỗi năm và sẽ tập trung vào các loại cá đù vàng, cá mú và cá hồi Đại Tây Dương. Con tàu được chế tạo đang nhắm mục tiêu rút ngắn chu kỳ sản xuất (25%) và có khả năng sinh sản cao hơn từ ba đến năm lần so với mô hình nuôi lồng bè truyền thống.
Tầm nhìn và bước ngoặc cho tương lai nghề nuôi trồng
Guoxin-1 sẽ nuôi thủy sản ở Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông, với lô cá đù vàng đầu tiên được nuôi dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào mùa thu năm 2022.
Trong tương lai gần, các tàu Guoxin-2 và Guoxin-3 cùng kiểu đang được chế tạo và sẽ được bàn giao vào tháng 3 năm 2024. Việc chế tạo phiên bản cải tiến, Guoxin-4, được lên kế hoạch bắt đầu vào cuối năm 2023.