Trung tâm xét nghiệm bệnh tôm miễn phí tại Quảng Bình

Để kịp thời hỗ trợ người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về vấn đề chẩn đoán, phòng và trị bệnh trên tôm nuôi được hiệu quả và chính xác, Công ty TNHH thủy sản Toàn Cầu có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm xét nghiệm miễn phí tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh từ tháng 1/2018.

Trung tâm xét nghiệm bệnh tôm miễn phí tại Quảng Bình
Trung tâm xét nghiệm miễn phí 4 loại bệnh cho tôm giúp người nuôi tôm chủ động phòng và chẩn đoán bệnh

Hiện tại, đây là cơ sở đầu tiên có chuyên môn trong việc kiểm tra các yếu tố môi trường nước và xét nghiệm một số bệnh tôm trên địa bàn tỉnh.

Chị Dương Thị Ngọc Hòa, cán bộ phụ trách Trung tâm xét nghiệm miễn phí Toàn Cầu tại xã Hải Ninh cho biết: Hiện tại Trung tâm xét nghiệm đã đáp ứng được nhu cầu kiểm tra môi trường nước, soi tươi mẫu tôm và xét nghiệm được 4 loại bệnh thường gặp trên tôm là bệnh hoại tử gan (Vi-para), hội chứng chết sớm (EMS), bệnh đốm trắng (WSSV) và vi bào tử trùng (EHP). Trung tâm hiện đang thực hiện xét nghiệm miễn phí tất cả các mẫu nước và mẫu tôm cho người nuôi tôm khi đưa mẫu đến xét nghiệm tại đây.

Khi người nuôi tôm đem mẫu nước và mẫu tôm đến, Trung tâm sẽ thực hiện kiểm tra các yếu tố môi trường trong nước như kiềm, pH, ammoniac (NH3), NO2 và các kim loại nặng; đồng thời kiểm tra lâm sàng cho tôm như đường ruột, gan và các bộ phụ (soi tươi). Tất cả các kết quả này sẽ trả cho khách trong vòng 15-20 phút. Sau khi kiểm tra ban đầu và kiểm tra lâm sàng, các mẫu tôm sẽ được chuyển đến phòng PCR để tiến hành tách chiết và chạy PCR. Mẫu tôm sau khi thực hiện ở phòng này sẽ được chuyển sang phòng điện di để cho ra kết quả cuối cùng. Nếu có thông số nào không phù hợp, người nuôi tôm sẽ được nhân viên tư vấn cụ thể khi trả kết quả xét nghiệm.

Chị Hòa cũng chia sẻ cách lấy mẫu để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác. Cụ thể đối với mẫu nước nên lấy ở cách 2/3 độ sâu của ao, nước ở vùng giữa ao, cách bờ khoảng 2,5m; chai đựng mẫu nước phải đầy và đóng kín nắp ngay sau khi thu mẫu và ghi thông tin đầy đủ về thời điểm, vị trí, ao thu mẫu… Đối với mẫu tôm chạy PCR phải được thu ở 5 điểm khác nhau trong ao (gồm 4 góc ao và giữa ao, hoặc 5 điểm ô nhiễm nhất trong ao), tôm đảm bảo phải còn sống; khi thu mẫu tôm vào trong chai hoặc túi nilon nên chừa khoảng không khí để tôm sống lâu hơn; mẫu tôm phải có ít nhất 5 con/điểm. Tuy nhiên, nếu thấy tôm nuôi hay môi trường ao nuôi có sự thay đổi bất thường thì bà con cần phải thu mẫu và xét nghiệm ngay.

Đem mẫu nước vừa gây màu đến Trung tâm để kiểm tra, anh Văn Tùng ở xã Hải Ninh chia sẻ: “Trước đây tôi nuôi tôm không hề có khái niệm kiểm tra môi trường nước và xét nghiệm mẫu tôm mà chỉ chú ý đến các yếu tố kỹ thuật nuôi nên nhiều khi “được -mất” theo kiểu nhờ trời. Từ khi có Trung tâm xét nghiệm miễn phí này, tôi thường xuyên đưa mẫu nước và mẫu tôm đến để kiểm tra về các yếu tố trong môi trường nước và các loại bệnh trên tôm để chủ động phòng tránh. Sau khi kiểm tra mẫu, nhân viên của Trung tâm đã tư vấn rất nhiệt tình, chu đáo nên người nuôi tôm như tôi cũng rất yên tâm”.

Chị Hòa cũng chia sẻ, từ khi đi vào hoạt động đến nay, bình quân mỗi ngày Trung tâm thực hiện xét nghiệm từ 5-7 mẫu nước và mẫu tôm. Khách hàng đa số là người nuôi tôm ở Hải Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch và Đồng Hới, phần lớn là những hộ nuôi tôm có diện tích lớn. Việc xét nghiệm miễn phí này sẽ thực hiện vô thời hạn do đó người nuôi tôm yên tâm đem mẫu nước và mẫu tôm đến xét nghiệm.

Việc đưa vào hoạt động Trung tâm xét nghiệm miễn phí tại tỉnh Quảng Bình sẽ giúp người nuôi tôm trong tỉnh chủ động hơn trong công tác kiểm tra, phòng bệnh và chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả, từ đó góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm.

TTKNQG
Đăng ngày 11/04/2018
Ngọc Lan
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 00:20 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:20 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:20 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:20 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:20 29/12/2024
Some text some message..