Hiện nhu cầu tiêu thụ tôm và cá thịt trắng của thị trường châu Âu đang tăng cao. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nhà chế biến. Ngoài tiêu chí ngon, sạch, đẹp và rẻ, sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng đang là yếu tố quan trọng để chinh phục người tiêu dùng.
Theo ông Lê Hữu Thọ, giám đốc công ty cổ phần chứng nhận Globalcert: " Không thể truy xuất nguồn gốc thủy sản, không chứng minh được chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm của mình thì chúng ta sẽ rất thiệt thòi."
Theo các doanh nghiệp thủy sản, truy xuất nguồn gốc là việc cung cấp thông tin một cách thuyết phục về xuất xứ của sản phẩm từ khâu sản xuất cho đến bán hàng, thông tin truy xuất nguồn gốc không đơn thuần là những con số mà nó còn thể hiện cả một quy trình sản xuất sạch, an toàn và trách nhiệm.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu, sản phẩm tôm Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh và xuất khẩu bền vững vào các nước. Theo các doanh nghiệp thủy sản, truy xuất nguồn gốc là việc cung cấp thông tin một cách thuyết phục về xuất xứ của sản phẩm từ khâu sản xuất cho đến bàn ăn. Thông tin truy xuất nguồn gốc tôm không đơn thuần là những con số mà còn được thể hiện bằng cả một quá trình sản xuất sạch, an toàn và trách nhiệm. Trước yêu cầu đó, trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm trong nước đã tiên phong xây dựng quy trình sản xuất bài bản nhằm nâng cao chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Hiện nay, trong hơn 700.000 ha diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, tỷ lệ sản xuất có truy xuất nguồn gốc còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, giải pháp này không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng mà còn nâng cao giá trị sản phẩm tôm Việt Nam. Đây là tấm vé thông hành để sản phẩm tôm nước ta có thể cạnh tranh xuất khẩu vào tất cả thị trường trên thế giới. Do đó, các Bộ, ngành và địa phương cần quan tâm nhiều hơn trong việc quy hoạch, định hướng, đặc biệt có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy, lan tỏa giải pháp nói trên đến với cả ngành tôm.