TTKNQG: Tập huấn kỹ thuật ương, ấp và nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi

Từ 25-29/7/2013 tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia (KNQG) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I tổ chức tập huấn về kỹ thuật ương ấp và nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên (CTV) khuyến nông, cán bộ chi cục thủy sản và một số chủ trang trại nuôi cá tầm, cá hồi đến từ 04 tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên.

nuoi ca tam thuong pham
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Đây là hoạt động thuộc chương trình kế hoạch về đào tạo tập huấn khuyến nông năm 2013, nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, CTV khuyến nông cơ sở và một số chủ trang trại, có đầy đủ những kỹ năng và kiến thức cơ bản, từ đó ứng dụng phổ cập trong sản xuất tại địa phương.

Cá tầm, cá hồi vân là những đối tượng thủy đặc sản chỉ thích nghi với môi trường sống tại một số địa bàn có nguồn nước lạnh đối với cá hồi (nhiệt độ thích hợp từ 12-15 độ C) và nước mát đối với cá tầm (nhiệt độ thích hợp từ 18-22 độ C). Trong những năm gần đây, hai đối tượng thủy sản này đã được nuôi tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung: như ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Na Hang (Tuyên Quang) nuôi cá tầm; một số tỉnh nuôi được cả hai đối tượng như Sa Pa (Lào Cai), Hà Giang, Sơn La và Lâm Đồng. Tuy nhiên, do là đối tượng mới nên các tiến bộ kỹ thuật và qui trình nuôi chưa được phổ cập một cách hoàn thiện và rộng rãi, phần lớn các chủ trang trại chỉ thông qua thăm quan và sử dụng thông tin từ người cung cấp giống để áp dụng nuôi tại gia đình. Thực tế đã có nhiều chủ trang trại nuôi cá nước lạnh bị thất bại do thiếu các kiến thức về kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá.

Ông Sìn Văn Vu, chủ trang trại nuôi cá tầm tại xã Tả Sử Choong, Hoàng Su Phì, Hà Giang chia sẻ tại lớp tập huấn: “Tôi đã bắt đầu nuôi cá nước lạnh từ năm 2008. Khi mới bắt đầu nuôi, tôi mua giống ở Lâm Đồng, do không biết về kỹ thuật nuôi dưỡng nên phải mua luôn cả thức ăn của họ; rất vất vả và chi phí quá cao. Lần gần đây nhất là năm 2012, khi mua 1.500 cá giống của trại cá Tam Đảo, Vĩnh Phúc về nuôi, sau một tháng cá bị bệnh và chết gần 1.000 con do gia đình không biết cách chữa trị”.

Nắm bắt thực tiễn trên, ngay từ năm 2011, Trung tâm KNQG đã phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông về “Kỹ thuật ương, ấp và nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi”.

Khóa tập huấn lần này không chỉ tạo điều kiện cho các học viên trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong nuôi các đối tượng cá nước lạnh mà còn giúp các học viên được giải đáp những vướng mắc, phát sinh trong thực tế và tiếp thu thêm những kiến thức mới về chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh, cũng như về thị trường, đường lối chính sách trong việc quản lý; sản xuất và phân phối sản phẩm cá tầm, cá hồi.

Đào tạo, tập huấn là nhiệm vụ hoạt động thường xuyên hàng năm của Trung tâm KNQG, giúp gắn kết và chuyển giao nhanh những tiến bộ về kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho lao động nông nghiệp; xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường. Đây cũng chính là những việc làm cụ thể để góp phần thực hiện nhiệm vụ “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” mà Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 vừa qua.

Theo Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia.
Đăng ngày 04/08/2013
Lê Hồng Sơn - Khuyến Nông VN
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:34 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:34 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:34 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:34 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:34 26/11/2024
Some text some message..