Từ chặt - chắc đến cứng ngoài lẫn trong

Vừa qua nhiều Hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã đồng loạt phản ánh tình hình khó khăn trên hai tháng qua do dịch bệnh bùng phát lần thứ 4. Khó khăn khách quan lẫn chủ quan khiến nhiều DN đã rời thị trường và số tổn thương nặng cũng có thể bỏ cuộc đua thương trường nếu tình hình không cải thiện.

kiểm giấy đi đường
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Người Lao Động

Hoàn cảnh ĐBSCL trong 2 tháng qua như mỗi tỉnh là một ốc đảo, một pháo đài. Khẩu hiệu quyết tâm phòng chống dịch chặt ngoài, chắc trong thì thực tế cho thấy đã trở thành cứng ngoài, cứng trong. Cứng ngoài khiến lưu thông bị ùn tắc. Cứng trong khiến không ít DN phải đóng cửa. Cứng ngoài còn gây nỗi khổ cho các chuỗi sản phẩm nào trải dài trong nhiều tỉnh, khiến đứt gãy, thiệt hại không nhỏ. Điển hình là chuỗi giá trị cá tra. Chưa dừng ở đó, trong pháo đài lớn, có pháo đài nhỏ cấp huyện thị, thậm chí cấp xã phường, là cứng trong.

Việc này làm gãy chuỗi cung ứng hàng hoá, dẫn đến nơi sản xuất ứ đọng, nơi tiêu thụ khan hàng. Các pháo đài nhỏ này cũng làm hạn chế lao động đi lại sản xuất nông nghiệp lẫn sản xuất công nghiệp dù các điểm đến không xa nơi cư ngụ và cung đường vẫn còn an toàn với dịch. Hậu quả các DN chỉ có vài chục phần trăm lao động, dây chuyền sản xuất tổ chức lại chắp vá, năng suất và hiệu suất thấp, cho nên sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” là chuyện chẳng phải đừng để duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng hơn là hiệu quả.  Hệ luỵ chung là nhu cầu gói an sinh tăng mạnh, là tiếng kêu cứu tha thiết của DN ngày càng khẩn trương; là các chuỗi sản xuất, cung ứng càng lúc càng bị tổn thương hơn, dẫn đến gãy đổ; là số DN hụt hơi ngày càng nhiều và cuối cùng là nền kinh tế sẽ bị tác động tiêu cực không nhỏ, trong đó cơ cả lòng tin của khối DN đầu tư của nước ngoài.

Vì sao nhiều lãnh đạo địa phương lại quá coi trọng, gần như tuyệt đối công tác phòng chống dịch và coi nhẹ mục tiêu kép, thậm chí coi các DN như là một công cụ đơn giản, bỏ đi và làm mới mấy hồi, không quan trọng.

Câu hỏi này là điều nhức nhối đã xảy ra nhưng rất tiếc vẫn đang xảy ra. Thí dụ như hôm Chủ nhật (ngày 26/9/2021), Thủ tướng Chính phủ họp trực tuyến cả nước bàn kế sách mở cửa nền kinh tế, trong đó Bộ trưởng Bộ GTVT phản ảnh địa phương cứ ra văn bản theo suy nghĩ chủ quan của mình, chỉ để hi vọng làm tốt cho địa phương mình mà không chú ý trách nhiệm chung cùng Chính phủ, thì chiều hôm đó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre ban hành văn bản số 5819/UBND-KGVX ngày 26/9/2021, thông báo lái xe đường dài vào tỉnh phải có giấy test PCR còn hiệu lực, còn giấy test nhanh hoặc chứng nhận đã tiêm vaccine hai mũi không quan tâm.

Thông báo trên có hiệu lực ngay hôm sau, làm sao các lái xe trên đường tới trở tay kịp. Ít ra cũng cho một ngày để chuẩn bị, còn “đánh úp” kiểu này chẳng khác nào đuổi không cho vào! Test PCR ngày sau mới có giấy, há lẽ, mọi lái xe phải nghỉ một ngày và đi làm trên cung đoạn tối đa hai ngày. Cái áo hẹp đó khó vừa cho số đông. Có lẽ bị phản ứng quá, Chủ tịch phân trần là do cấp thừa hành hiểu sai, luồng xanh vẫn sử dụng giấy test nhanh như cũ!

Vì sao có cảnh phản cảm này và vì sao không chấm dứt dù DN và người dân đã phản ảnh liên tục? Họ không lương tâm, vô đạo đức trước phải trái; họ không vô cảm trước bức xúc sống còn của bao DN và các hộ sản xuất mà là do họ quá mẫn cán trước nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ được giao của họ là phòng chống dịch và họ có thêm thượng phương bảo kiếm là “các địa phương tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng giải pháp cho mình”.

Họ xem phòng chống dịch là giữ được sức khoẻ, tính mạng của người dân. Bằng mọi giải pháp họ đạt được mục tiêu đó, sau đó, dịch qua, trên “hậu quả chiến trường” họ tái phục hồi! Thực tế không thể chối bỏ đây là một cách nhìn của một số lãnh đạo địa phương về thực thi trách nhiệm trên giao.

Đâu nghe Chính phủ xử lý các địa phương “tích cực đoan” này nên ít nhiều có lây lan tâm lý đầy tính vị kỷ này. Sau này khi thấy tác hại vô cùng của pháo đài tỉnh, Thủ tướng đã công bố lấy xã phường làm pháo đài chống dịch. Xã phường làm pháo đài có nghĩa là cô lập không gian bị dịch về phạm vi nhỏ nhất nhưng vẫn kiểm soát tốt. Một xã phường nào đó có dịch, chỉ cần cô lập không gian mỗi chiều khoảng cây số là qua an toàn. Xã phường có nhiều ổ dịch thì mới xác định xã phường đó vùng đỏ và phong toả cứng. Cách điều hành này sẽ còn ít nhiều không gian an toàn để tạo thuận lợi lưu thông và đi lại có kiểm soát theo quy định.

Như vậy lãnh đạo địa phương vẫn hoàn thành công tác phòng chống dịch nhưng chắc chắn sẽ vất vả hơn, ít nhiều có rủi ro hơn. Bù lại, các lĩnh vực hoạt động trong đời sống sẽ được duy trì trong một khuôn khổ nào đó, sẽ có nền tảng vững hơn khi trở lại bình thường mới.

Lấy Sóc Trăng dẫn chứng, sau 4 tuần phong toả cứng từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, Ban chỉ đạo tỉnh ra quyết sách phòng chống dịch mới, vận dụng Chỉ thị 16 linh hoạt, lấy xã phường làm phòng tuyến, một hình thức giống như chỉ đạo của Thủ tướng sau này. Song song, tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý các Khu Công nghiệp đồng hành cùng các DN coi trọng công tác kiểm soát y tế trong DN và các DN tự chủ việc này qua sư tập huấn của CDC tỉnh. Từ tháng 6 Ban chỉ đạo tỉnh đã cho lái xe đường dài là đối tương ưu tiên tiêm vaccine, sớm nhất nước. Kết quả, Sóc Trăng thu hoạch và tiêu thụ ổn thoả 140.000 hecta lúa hè thu, là không có ao tôm nào bị hư hao vì khó vận chuyển tiêu thụ. Hạt lúa và con tôm là hai thế mạnh của Sóc Trăng.

Cũng nói cho rõ, từ giữa tháng 8 khi có quyết sách phòng chống dịch mới, chục DN chế biến tôm ở Sóc Trăng đã gánh tiêu thụ tôm rất nhiều từ các ao tôm nhiều tỉnh bạn, là trụ đỡ ngành tôm lúc khó khăn nhất. Nêu tên Sóc Trăng không là ý định khen chê, muốn nói cuộc sống vốn vô cùng phong phú, trên mỗi vị trí và nhiệm vụ của mình, là lãnh đạo không nên cứng nhắc, bởi cái gì làm có lợi cho đất nước, nhân dân thì phải làm. Việc tốn thời gian tính toán sắp xếp phối hợp thực thi cùng lúc nhiệm vụ kép trong khả năng, hoàn cảnh cho phép là lương tâm, là đạo đức, là sự chung tay thực sự cùng cả nước, là góp phần gánh bớt bao lo toan từ Chính phủ. Không việc gì là không thể, chỉ có quá suy nghĩ cho cái ghế của mình mới biện dẫn “tôi làm vậy là phù hợp chỉ đạo từ trên”.

Năm tháng đi qua, nỗi đau ở lại lâu hơn. Bao DN muốn trở lại bình thường đâu phải dễ. Bao thiệt hại từ sự “mẫn cán” khiến bao người, bao DN rơi vào khó khăn, thậm chí bế tắc. Tất cả đổ đầu con virus thôi. Ai cũng biết lòng tin là thứ khó phục hồi nhất!!!...

Sóc Trăng, ngày 27/9/2021

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

VASEP
Đăng ngày 29/09/2021
TS. Hồ Quốc Lực
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 01:25 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 01:25 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 01:25 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 01:25 06/12/2024
Some text some message..