Độ kiềm là gì?
Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính Bazơ trong như như bicarbonat (HCO3-), carnonat (CO3-) và hydroxit (OH-).
Trong nuôi tôm thẻ độ kiềm thích hợp ở mức 120 - 180mg CaCO3/l, tôm sú là 80 - 120mg CaCO3/l.
Đối với các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc có nhiều hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh phát triển mạnh thì cần thường xuyên kiểm tra độ kiềm, tốt nhất nên kiểm tra hàng tuần để điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp.
Khi độ kiềm trong ao ở mức thấp
Nguyên nhân làm kiềm thấp có thể do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mãnh phát triển trong ao, chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống rất thấp. Hoặc do đáy ao nhiễm phèn, cần phải xử lý phèn trước rồi mới nâng kiềm.
Ngoài ra, khi ao bị rong đáy, lab lab không có rong nổi. Đối với ao này cần xử lý rong, lab lab rồi mới nâng kiềm.
Cách nâng độ kiềm trong ao
Để nâng độ kiềm hiệu quả, người nuôi cần:
- Xác định giảm thiểu và loại bỏ các loại nhuyễn thể (vẹm, ốc, hến,…).
- Dùng chế phẩm vi sinh để cắt giảm tảo và rong, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2, ổn định màu nước.
- Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao.
- Sử dụng vôi Dolomite với liều lượng 20-30 kg/1000m3 liên tục từ 3-5 ngày để tăng kiềm
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm trong quá trình lột xác, giúp giảm stress, tăng đề kháng, tôm khỏe mạnh
pH trong ao tôm là gì?
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống tôm nuôi như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của tôm.
Nước với pH thấp thì có tính acid và ngược lại với pH cao thì có tính kiềm. Độ pH thích hợp trong ao nuôi luôn dao động 7,5 - 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng 7,5 - 8,3. Độ pH trong ngày không nên biến động quá 0,5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều sẽ làm cho tôm chậm phát triển, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt. pH thấp nhất vào buổi sáng sớm, tăng lên vào buổi trưa và giảm thấp vào buổi tối.
Khi pH trong ao thấp
Nguyên nhân đầu tiên khiến nước ao tôm bị pH thấp có thể đến từ quá trình xử lý ao nuôi không được tốt. Trong quá trình xử lý ao nuôi, nếu không vệ sinh sạch chất thải của vụ nuôi cũ, không bón đủ vôi xử lý cũng như không phơi ao đủ thời gian sẽ khiến chất thải tồn đọng cũng như ao còn nhiễm phèn.
Tôm cần độ pH trong ngưỡng cho phép để sinh trưởng tốt
Do tác động của thiên nhiên, hiện tượng này thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng.
Ngoài các nguyên nhân trên, thì điều khiến pH trong nước nuôi tôm giảm có thể đến từ các tác nhân trong lòng ao. Chất thải của tôm và thức ăn dư thừa của tôm không được xử lý hết sẽ khiến sản sinh ra khí NO3 bởi các khuẩn khử nitơ. Cũng có thể do trong ao xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
Cách nâng pH trong ao nuôi
Đối với ao khi cải tạo cần xử lí tốt để tránh các vấn đề sau này. Người nuôi có thể rải đều vôi bột khắp đáy ao để diệt mầm bệnh, ổn định độ chua và giúp đáy nền đáy ao tơi xốp hơn. Cùng với đó, nên phơi đáy ao từ 7 – 10 ngày.
Đối với ao đã có tôm, cần kiểm tra độ pH nước thường xuyên. Nếu pH xuống thấp cần tạt vôi bột CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng 2-3 kg / 100 m3 nước vào buổi tối để tăng pH. Không nên dùng CaO hoặc Ca(OH)2 vì pH sẽ tăng rất nhanh khó kiểm soát, gây hại cho tôm.
Nên bổ sung khoáng chất cho tôm nhằm tăng sức đề kháng. Tiến hành vớt ốc, sò, nhuyễn thể. Sử dụng chế phẩm sinh học, men xử lý nước để xử lý nước nuôi, giảm thiểu tảo có hại và tăng tảo có lợi. Xiphong đáy ao nếu có thể.
Sự khác nhau giữa độ kiềm và độ pH là gì?
Độ kiềm được định nghĩa là khả năng chống lại sự thay đổi độ pH trong dung dịch. Nó được đo bằng nồng độ bicacbonat (CaCO3) trong dung dịch. Mặt khác, pH là viết tắt của “potential hydrogen” và được đo bằng nồng độ của hydro (H2, là một axit) trong dung dịch.
Thang đo pH được sử dụng để đo mức độ axit hoặc bazơ của một dung dịch. Thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14:
- pH dưới 7 cho biết dung dịch có tính axit, với 1 cho biết dung dịch có tính axit cao.
- pH bằng 7 cho biết dung dịch trung tính, không có tính axit cũng như không có tính bazơ.
- pH cao hơn 7 cho biết dung dịch bazơ, còn 14 cho biết dung dịch có tính bazơ cao.
Nước không có khoáng chất sẽ đo cả độ pH và độ kiềm thấp hơn. Nếu một vùng nước có độ kiềm cao tiếp xúc với một dung dịch có tính axit (chẳng hạn như mưa axit), nó sẽ có khả năng chống lại sự thay đổi độ pH tốt hơn so với một vùng nước không có hàm lượng khoáng chất cao (và do đó, độ kiềm thấp hơn). Độ pH của nước sẽ giảm xuống, nhưng bao nhiêu phụ thuộc vào độ kiềm của nước. Nước có độ kiềm cao hơn hoặc hàm lượng khoáng chất cao hơn sẽ có sự thay đổi độ pH ít hơn so với nước có độ kiềm thấp hơn.
Từ những thông tin trên, người nuôi có thể tìm hiểu và nắm rõ hai định nghĩa độ kiềm và pH một cách chính xác. Áp dụng các biện pháp tăng giảm hợp lí để đảm bảo cho tôm có một môi trường sinh trưởng ổn định.