Tuyên Quang: Nông dân hợp tác nuôi thủy đặc sản, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Tận dụng điều kiện tự nhiên với nhiều con sông chảy qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình.

nuôi lồng bè
Tuyên Quang phát triển mô hình liên kết nuôi cá lồng bè. Ảnh Hoàng Diệp

Xã Thái Hòa (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) có 9 km sông Lô chảy qua. Từ năm 2006, người dân trong xã triển khai nuôi cá đặc sản trong lồng. Ban đầu nuôi cá đặc sản chỉ là tự phát ở một vài gia đình với nguồn giống chủ yếu thu mua từ thuyền chài. Tuy nhiên, chất lượng cá giống không đều. Cá giống khi nuôi không thích nghi với nguồn nước, cho nên tỷ lệ chết cao. Sau đó, người dân Thái Hòa cùng nhau thành lập Hợp tác xã nuôi cá đặc sản để chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Phan Thanh Bình, Giám đốc HTX Sản xuất - Kinh doanh cá đặc sản Thái Hòa cho biết, HTX được thành lập từ năm 2016, hiện có 12 thành viên đều nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc thôn Ba Luồng, Bình Thuận với tổng quy mô 63 lồng nuôi cá chiên, cá bỗng. Nuôi cá lồng, nhất là nuôi cá chiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong năm loài cá quý trên sông Lô. Mỗi lồng có thể thả khoảng 100 con cá chiên. Mỗi lứa nuôi từ một năm rưỡi đến hai năm, khi cá chiên đạt trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg thì có thể xuất bán. 

cá chiên
Ông Bình, đang kiểm tra cá nuôi của gia đình theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh Quốc Việt

Với giá bán cá chiên trung bình từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, trung bình mỗi năm trừ chi phí mỗi hộ nuôi cá đặc sản này lãi từ 100 đến 350 triệu đồng. Hiện nay, sản phẩm cá chiên của hợp tác xã đã được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Hơn 10 lồng nuôi cá, bình quân hằng năm gia đình anh Lê Văn Sáng, tổ 4, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) thu lãi trên 200 triệu đồng từ bán cá thành phẩm. Anh Sáng cho biết, nuôi lồng cá trên sông giúp nâng cao mật độ nuôi khoảng 20 lần so với nuôi cá trong ao, hồ. Nếu bảo đảm được nguồn nước sạch, chăm sóc đúng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trên sông mang lại gấp nhiều lần so với cách nuôi cá truyền thống.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 100 hộ nuôi cá lồng trên sông với số lồng nuôi gần 900 lồng, sản lượng ước đạt trên 200 tấn. Nghề nuôi cá lồng trên sông tập trung tại các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang... với các loại cá đặc sản có giá trị như: cá bỗng, chiên, lăng, trắm đen...Thị trường chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. 

Nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông Lô đã mở ra hướng đi mới, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sinh sống ở các vùng ven sông. Tuy nhiên, việc phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông cũng đang gặp phải một số vướng mắc như: Diện tích mặt nước trên các sông có thể nuôi cá lồng còn hạn chế; nguồn nước sông chịu tác động của biến đổi khí hậu. Việc điều tiết xả nước của các nhà máy thủy điện nơi đầu nguồn đã ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản của các hộ dân ở phía hạ du, ô nhiễm môi trường nước do rác thải sinh hoạt và công nghiệp đã tác động không nhỏ đến việc nuôi cá lồng. 

nuôi lồng bè
Khu vực nuôi cá lồng trên hồ sinh thái Na Hang của Công ty TNHH Thường Mai, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh Quốc Việt

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ cá lồng phụ thuộc chủ yếu vào thương lái, chưa tổ chức được nhiều mô hình liên kết sản xuất nên giá các sản phẩm không ổn định...

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết, thời gian tới, để nghề nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả cao, Sở sẽ căn cứ vào Phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 - 2025, để giao cho các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, Sở đẩy mạnh tập huấn cho người dân quy trình nuôi cá lồng trên sông theo hướng VietGAP; đa dạng hóa các loại cá nuôi, hướng vào các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị cao, đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng chấm… 

Tỉnh Tuyên Quang tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, gắn với truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cho người dân; khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người nuôi hoặc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác tạo điều kiện về nguồn lực đầu tư nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng tập trung, tăng giá trị sản phẩm, gắn với thị trường tiêu thụ.

Báo Tuyên Quang
Đăng ngày 02/03/2022
Quốc Việt
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:07 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:07 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:07 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:07 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:07 26/11/2024
Some text some message..