Tuyệt chủng cá "ngàn đô" trên sông Vàm Cỏ Đông

Khoảng chừng 10 năm về trước, cứ sau vài cơn mưa đầu mùa, người dân sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh) nô nức kéo nhau ra sông vớt cá Hồng vện (còn gọi là cá Hường vện, Thái Hổ) về nuôi. Giờ đây, loài cá này gần như biến mất do ô nhiễm nguồn nước.

Cá Hồng vện
Cá Hồng vện ở nhà ông Nguyễn Văn Mạnh - Ảnh: Công Sinh

Giới chơi cá cảnh lâu năm tại Việt Nam khẳng định, cá Hồng vện có nguy cơ tuyệt chủng và đang được giới chơi cá săn lùng ráo riết. Hoàng, một tay chơi cá cảnh tại Tây Ninh nói: “Giới chơi cá cảnh thích săn lùng vì loài cá này đẹp và hiếm có vô cùng. Giá của Hồng vện có khi lên đến cả ngàn đô-la".

Cá sông, giá "khủng"  

Theo lời chỉ dẫn của Hoàng, chúng tôi đến khu vực sông Vàm Cỏ Đông thuộc ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, H.Châu Thành (Tây Ninh) để tìm hiểu về trại cá của Nguyễn Văn Lềnh, một trong những người nuôi cá Hồng vện lâu năm. Chỉ khúc sông trước căn chòi, ông Lềnh kể: "Hơn chục năm trước người ta bắt đầu phát hiện loại cá này xuất hiện nhiều trên sông Vàm Cỏ Đông. Đâu đâu trên khúc sông này, kéo dài từ Phước Vinh đến tận Gò Dầu, ghe tàu đi đánh bắt đặc nghẹt. Có ngày, chỉ một đoạn khoảng 10 km mà có gần 500 lượt tàu, ghe đánh bắt. Đến năm 2010 người ta chỉ còn tìm thấy loại cá này bên Campuchia".

Để có con giống, ông Lềnh phải lặn lội qua tận Campuchia mua được một số con giống rồi mang về Việt Nam nuôi. Cầm con cá Hồng vện cỡ 2 ngón tay, ông Lềnh nói: "Cá Hồng vện "xịn" sọc phải chuẩn không lem, đuôi hình chữ V, ôm hầu...thì dù giá có “trên trời” cũng không đủ bán cho dân mua".

Ông Nguyễn Văn Mạnh (ngụ xã Phước Trạch, H.Gò Dầu, Tây Ninh) cho biết ông vừa mua lén hơn 100 con cá giống tận bên Campuchia mang về nuôi. Tuy nhiên, để đưa được con cá Hồng vện từ bên kia biên giới vào Tây Ninh quả là chuyện vô cùng nhiêu khê, dù quãng đường chỉ chừng 10km. “Bên Campuchia họ bảo vệ nguồn lợi thủy sản ghê lắm. Luật của họ cấm bắt cá mới đẻ, cũng như cấm bắt cá trong mùa sinh đẻ. Người dân của họ vớt cá Hồng vện trên sông, một cách lén lút, khổ sở lắm chứ không phải ung dung như ở bên mình. Có khi vớt được một số cá nhưng gặp cảnh sát, họ đành phải đổ xuống sông để tránh bị phạt tiền, thâm chí bị nhốt", ông Mạnh nói.

Do hiếm nên hiện cá Hồng vện có giá “khủng”. Trong đợt bán vừa qua, ông Mạnh “tuyển” hơn 10 con cá Hồng vện bán cho một công ty cá cảnh ở TP.HCM thu được… 14.000 USD.

cá hồng vện
Ông Tư Lềnh đem một con cá Hồng vện lên hồ nuôi để trách nguồn nước sông bị ô nhiễm- Ảnh: Giang Phương

Tuyệt chủng do ô nhiễm     

Nuôi cá quý trên sông nhiều năm, nhưng ông Lềnh lúc nào cũng nơm nớp lo dòng nước bị ô nhiễm thất thường. Ông Lềnh tâm sự: “Một lần nước sông bất ngờ bị doanh nghiệp xả thải lén gây ô nhiễm, đàn cá quý của tôi gần như chết sạch. Tưởng đâu tiêu tan từ lúc đó nhưng may mắn tôi mua được một số giống khác nuôi cầm cự đến tận bây giờ”. Để đàn cá quý không bị ảnh hưởng mỗi khi nước ô nhiễm, ông Tư Lềnh lập hẳn một mạng lưới “cảnh báo” từ xa thông qua những người thân nuôi cá ở dọc 2 bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Khi mặt nước có vấn đề bất thường là ông lập tức di tản đàn cá lên hồ nhân tạo. Khi dòng nước êm trở lại thì ông đem cá xuống nuôi trở lại lòng sông.

Theo Báo Thanh Niên
Đăng ngày 18/07/2013
Giang Phương - Công Sinh
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:52 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:52 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:52 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:52 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:52 20/04/2024