Tỷ lệ mạ băng cá tra phile xuất khẩu là 20%

Sau gần 27 tháng tranh luận về tỷ lệ mạ băng trong sản phẩm cá tra phile đông lạnh xuất khẩu giữa doanh nghiệp thủy sản và cơ quan quản lý, vấn đề này có thể sẽ khép lại với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra quy chuẩn quốc gia cho sản phẩm cá tra phile đông lạnh với tỷ lệ mạ băng là 20%.

Tỷ lệ mạ băng cá tra phile xuất khẩu là 20%
Tỷ lệ mạ băng cá tra phile xuất khẩu là 20% Hình minh họa

Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 07/2017/TT-BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm thủy sản – cá tra phile đông lạnh, theo đó, tỷ lệ mạ băng cá tra phile không được lớn hơn 20% khối lượng tổng của sản phẩm. Còn hàm lượng nước không được lớn hơn 86% khối lượng tịnh của sản phẩm.

Như vậy, so với ban đầu, hai hàm lượng này đã được nâng lên. Cụ thể, theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra ban hành ngày 29-4-2014, ở Điều 6, quy định tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu phải có tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%; còn hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.

Các điều khoản trong Nghị định 36 có hiệu lực thi hành vào ngày 20-6-2014 nhưng nội dung về tỷ lệ mạ băng trong Điều 6 nói trên có hiệu lực từ ngày 1-1-2015.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ Điều 6 của Nghị định 36 có hiệu lực, phía doanh nghiệp thủy sản đã không đồng tình với quy định tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% và hàm ẩm không được vượt 83%. Vì thế, giữa doanh nghiệp thủy sản và cơ quan quản lý đã có những tranh luận xung quanh điều khoản này.

Trước áp lực từ doanh nghiệp, cơ quan quản lý đã lùi thời hạn có hiệu lực áp dụng tỷ lệ mạ băng (quy định trong Điều 6) chậm lại thêm một năm, tức là đến cuối năm 2015 mới áp dụng.

Tuy nhiên, phía doanh nghiệp lại kiến nghị tiếp tục lùi thời gian áp dụng với Điều 6 của Nghị định 36 đến hết năm 2018, tức là qua năm 2019 mới áp dụng với lý do là chưa thỏa thuận được tỷ lệ mạ băng trên cá tra phile xuất khẩu.

Nhận thấy, Điều 6 của Nghị định 36 đã bị trì hoãn quá lâu và có thể tiếp tục kéo dài thêm nhiều tháng nữa, nếu không có một số nhượng bộ cần thiết với doanh nghiệp thủy sản nên trong một số cuộc họp có liên quan, phía Bộ NN&PTNT đã phát đi tính hiệu là sẽ thay đổi tỷ lệ này.

Cuối cùng, sau những cân nhắc, Bộ NN&PTNT đã chọn tỷ lệ mạ băng 20% (thay vì 10% như ban đầu) và hàm lượng nước không được lớn hơn 86% (thay vì 83%) khối lương tịnh của sản phẩm cho sản phẩm cá tra phile đông lạnh xuất khẩu và đưa vào tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm cá tra phile đông lạnh xuất khẩu bằng Thông tư 07 nói trên.

Thông tư 07 sẽ có hiệu lực từ ngày 5-5-2017.

TBKTSG Online
Đăng ngày 04/04/2017
Ngọc Hùng
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 11:57 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 11:57 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 11:57 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 11:57 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:57 07/12/2024
Some text some message..