Ứng cử viên hàng đầu để bào chế vaccine cho cá tra

Các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng rOmpNs có thể tạo ra phản ứng miễn dịch và tạo ra sự bảo vệ cá da trơn chống lại bệnh gan thận mủ. Do đó, rOmpNs có thể hứa hẹn rất tiềm năng trong việc sản xuất vaccine cho cá tra.

Ứng cử viên hàng đầu để bào chế vaccine cho cá tra
Ảnh minh họa

Các protein màng ngoài (OMPs) là một loại protein nằm trong lớp màng ngoài của vi khuẩn Gram âm. OMPs hoạt động như các epitope và là những ứng cử viên tiềm năng cho việc sản xuất vaccine phòng bệnh cho cá. Trong đó, Protein màng ngoài N (OmpN) là thành phần màng ngoài của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri) - loài gây bệnh gan thận mủ trên cá.

Thí nghiệm

Trong một nghiên cứu trước đây, gen mã hoá OmpN1-, OmpN2-, OmpN3 của E. ictaluri được nhân bản, và ở đây chúng được biểu hiện ở Escherichia coli. Chúng được phân lập, tách chiết sau đó sử dụng vi khuẩn Escherichia.coli làm vật mang để tái tổ hơp gen OmpNs và tăng sinh.

Cá da trơn đã được tiêm chủng bằng OmpN tái tổ hợp (rOmpNs) và sau đó thử thách với E. ictaluri.

Kết quả

Kết quả cho thấy rOmpN1, rOmpN2 và rOmpN3, cũng như hỗn hợp của cả ba protein (tỷ lệ 1: 1: 1) tạo ra mức độ bảo vệ miễn nhiễm ở mức trung bình (tỉ lệ sống = 62.5, 62.5, 67.5, và 75% , tương ứng). Trong xét nồng độ kháng thể, kháng huyết thanh cá cho thấy có nồng độ kháng thể là 1: 128. Hơn nữa, mỗi protein kích thích mức độ cao của hoạt động lysozyme.

vaccine mới, vaccine cho cá, vaccine phòng bệnh, vaccine cá, vaccine trong thủy sản

Cá bị bệnh gan thận mủ

Ngoài ra, một phân tích phản ứng chuỗi polymerase cho thấy có sự điều chỉnh tăng lên về các gen liên quan đến mã hoá miễn dịch (IHCT) MHC II, CD4L, yếu tố hoại tử khối u, và interferon-γ sau 24 và 48 giờ thử thách, so với mức độ kích thích bởi dung dịch muối đệm phosphat.

Kết luận

Các nhà khoa học kết luận rằng rOmpNs có thể tạo ra phản ứng miễn dịch và tạo ra sự bảo vệ cá da trơn chống lại bệnh gan thận mủ do E. ictaluri. Do đó, rOmpNs có thể hứa hẹn rất tiềm năng trong việc sản xuất vaccine phòng E. ictaluri.

Báo cáo trên: Sciencedirect

Đăng ngày 15/01/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 14:55 28/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 14:29 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:07 23/09/2023

Bệnh nấm và ký sinh trùng trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh là loài giáp xác nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng (Nguyen et al. 2019). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi tôm này đã dẫn đến các hậu quả liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra (Suanyuk và Dangwetngam 2014).

Tôm càng xanh
• 12:04 18/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:31 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:31 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:31 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:31 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:31 28/09/2023