Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng quy trình biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi heo để xử lý chất thải trong tôm nuôi siêu thâm canh, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt hằng ngày.

Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh
Mô hình xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh bằng túi ủ biogas của hộ ông Trần Quốc Việt, ấp Tân Ánh, xã Phú Hưng.

Hộ ông Trần Quốc Việt, ấp Tân Ánh, xã Phú Hưng đang thả nuôi 3 ao tôm nuôi siêu thâm canh, diện tích tương đương 5.000 m2. Ông sử dụng bạt trải đầm tôm có chiều rộng 8 m, chiều dài hơn 20 m và dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi ủ biogas. Túi được đặt dưới ao xử lý chất thải. Một đầu được bịt kín, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa có đường kính 140 mm dẫn đến khu vực ao đầm tôm nuôi siêu thâm canh.

Khi xi-phông, chất thải từ dưới đầm tôm siêu thâm canh được thông qua hệ thống lượt, tách phần xác tôm lột đưa ra ngoài phơi khô dùng làm phân, còn phần chất thải của tôm và thức ăn dư thừa được đưa về túi biogas để xử lý.

Với cách xử lý này, môi trường nguồn nước và môi trường không khí ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Trần Quốc Việt luôn được đảm bảo, đồng thời còn có nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt.

Nếu không áp dụng quy trình xử lý chất thải bằng biogas chăn nuôi, chất thải của tôm nuôi siêu thâm canh được chứa trong khu xử lý chất thải lâu ngày với số lượng lớn, sẽ bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước Nguyễn Trúc Giang cho biết, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 10 hộ dân đang áp dụng quy trình biogas trong chăn nuôi để xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh. Bước đầu đã phát huy hiệu quả nên ngành đang khuyến cáo các hộ nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng quy trình xử lý chất thải này nhằm góp phần bảo vệ môi trường nguồn nước trong nuôi tôm.

Cũng theo ông Trần Quốc Việt, dùng bạt trải đầm tôm làm để làm túi biogas, giá thành tuy có cao hơn so với cao su trắng bán trên thị trường, nhưng bù lại an toàn hơn, không sợ bị rò rỉ khí ga và thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 3-5 năm.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hầu hết các hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh đang ứng dụng quy trình xử lý chất thải biogas, chủ yếu tự tìm tòi và lắp đặt nên nguy cơ rò rỉ khí ga trong quá trình sử dụng là rất cao, tiềm ẩn xảy ra cháy nổ hoặc ngộ độc khí gas là không nhỏ.

Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Trúc Giang cho biết thêm: "Để giúp các hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện nắm vững quy trình lắp đặt túi ủ biogas xử lý chất thải, hiện phòng NN&PTNT đang phối hợp với ngành chuyên môn cấp tỉnh hướng dẫn bà con nuôi tôm thực hiện đúng quy trình, góp phần hạn chế xảy ra tai nạn do khí gas rò rỉ trong xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh".

Báo Cà Mau
Đăng ngày 03/04/2018
Việt Tiến
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:55 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:55 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:55 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:55 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 00:55 11/10/2024
Some text some message..