Ứng dụng các phương thức nuôi cá trên hồ thủy lợi

Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang triển khai dự án “Ứng dụng các phương thức nuôi cá có hiệu quả trên hồ thủy lợi” thí điểm tại hồ Ngòi Là 1, xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, trên diện tích 15 ha với quy mô 30 lồng cá rô phi đơn tính.

cá trắm đen
Cá trắm đen được nuôi thử nghiệm tại Trung tâm Thủy sản tỉnh. (Nguồn: tuyenquang.gov.vn)

Bà Nguyễn Thị Vĩnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, nuôi cá trên hồ thủy lợi sẽ tận dụng được diện tích mặt nước và góp phần làm sạch môi trường vì chất thải của cá sẽ bị hòa tan và bị chia nhỏ khi nước hồ luôn lưu thông.

Các chất thải của cá hòa tan trong nước sẽ nhanh chóng được phân hủy tạo dinh dưỡng cho các loại sinh vật phù du phát triển và là thức ăn tự nhiên của các loài thủy sản. Sản phẩm cung cấp ra thị trường sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dự án “Ứng dụng các phương thức nuôi cá có hiệu quả trên hồ thủy lợi tỉnh Tuyên Quang” được thực hiện trong thời gian 20 tháng, từ tháng 1/2012 đến 8/2013.

Sau khi thu hoạch, sản lượng ước đạt 32 tấn/năm; trong đó, nuôi thả cá tự nhiên 17 tấn/năm; nuôi cá eo ngách 6 tấn/năm; nuôi cá lồng, bè 9 tấn/năm.

Dự án thành công sẽ tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng; đồng thời bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản cho các hồ thủy lợi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho các hồ chứa mặt nước lớn và tạo ra nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Bên cạnh đó, dự án sẽ tuyên truyền đến người dân kiến thức nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi thông qua tổ chức thăm quan học tập mô hình mẫu./.

TTXVN
Đăng ngày 05/07/2013
Quang Cường-Minh Trang
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 08:56 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 08:56 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:56 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 08:56 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 08:56 18/12/2024
Some text some message..