Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi cá chiên lồng ở Thanh Hóa

Cá chiên (đồng bào thường gọi là cá ké) là loài cá da trơn, hiện nay tương đối quý hiếm. Loài cá này sống chủ yếu tại các khe đá trên sông, suối ở khu vực miền núi. Cá chiên có giá trị kinh tế cao, giá bán khoảng 250.000 đồng/kg.

cá chiên
Được hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật, nhiều hộ dân nuôi cá chiên lồng trên sông Mã ở huyện Bá Thước có thu nhập cao.

Cách đây khoảng chục năm, người dân đã bắt cá giống từ tự nhiên, đóng lồng tre để nuôi trên sông. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập tương đối lớn từ nghề này. Tuy nhiên, do giống cá chưa qua kiểm dịch, cũng như chưa có quy trình phòng bệnh nên thường xuyên có dịch bệnh. Việc nuôi cá là hoàn toàn tự phát, chính người nuôi cũng không biết kỹ thuật nuôi nên cá thường xuyên bị dịch bệnh khiến nhiều gia đình thất thu lớn. Mặt khác, nuôi manh mún nên thị trường không ổn định khiến giá cá rẻ.

Từ tháng 8 - 2011, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh ta đã triển khai Dự án “Mô hình nuôi thương phẩm cá chiên lồng tại huyện Bá Thước”. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng suất, an toàn dịch bệnh cho loài cá nước ngọt này. Triển khai nhiệm vụ, Ban Quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương trong huyện Bá Thước, chọn 15 hộ có đủ điều kiện lồng nuôi, nhân lực, có khả năng tiếp nhận kỹ thuật để thực hiện mô hình trình diễn. 15 hộ nuôi thí điểm 15 lồng với yêu cầu đạt tỷ lệ sống 80%, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án, cho năng suất đạt 70 kg/lồng, mỗi con ước đạt 1,2 kg. Sau khi dự án thành công, mô hình sẽ tiếp tục nhân ra diện rộng.

Trước đây, gia đình ông Triệu Đình Bài là hộ đầu tiên ở thôn Trung Thủy, xã Lương Trung nuôi thả cá chiên lồng, nhưng do thiếu thông tin về khoa học - kỹ thuật, nhất là trong quá trình chọn giống, chăm sóc nên cá phát triển chậm, thường bị dịch bệnh. Có thời điểm, cá chết hàng loạt khiến gia đình bị thất thiệt hơn 100 triệu đồng. Thời gian gần đây, được dự án hỗ trợ con giống, thức ăn, chuyển giao kỹ thuật nuôi thả, chăm sóc nên cá chiên trong lồng của gia đình ông Bài đang phát triển tốt. Cũng giống như các lồng cá chiên của gia đình ông Bài, các hộ nuôi cá chiên lồng trong dự án thuộc các thôn Trung Thủy, Chòm Mốt, xã Lương Trung cũng đang phát triển tốt.

Qua khảo sát của các nhà khoa học, thì điều kiện tự nhiên của huyện Bá Thước cũng như các huyện miền núi Thanh Hóa rất hợp với nuôi thả cá chiên lồng. Tại các huyện phát triển nghề nuôi cá chiên lồng, cá thương phẩm chưa bao giờ bị ế, thậm chí các thương lái về tận địa phương đặt tiền khi cá sắp thu hoạch.

Ông Vũ Văn Hà, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nhận định: Cá chiên ưa nước sạch và sống ở sông nước chảy là chủ yếu. Giờ muốn đưa cá vào nuôi trong lồng, phải thiết kế lồng phù hợp với đặc điểm sinh thái của nó. Nhất là ở vùng miền núi, tre, vầu, luồng nứa rất sẵn, vì vậy làm lồng nuôi cá ít tốn kém. Nếu thành công, dự án nuôi thương phẩm cá chiên lồng sẽ mở ra một nghề nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm và làm giàu cho nhiều hộ dân ven sông miền núi.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 19/12/2012
Lê Đồng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:37 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:37 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:37 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:37 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:37 17/04/2024