Ương ấu trùng tôm thẻ bằng tảo cô đặc

Tảo Thalassiosira sp. cô đặc nâng cao hiệu quả về tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ sống cũng như rút ngắn thời gian biến thái trong ương ấu trùng tôm thẻ.

Ương ấu trùng tôm thẻ bằng tảo cô đặc
Ương ấu trùng tôm thẻ bằng tảo (Thalassiosira sp.) cô đặc mang lại hiệu quả cao.

Trong ương nuôi ấu trùng tôm thẻ, thức ăn tự nhiên đặc biệt là tảo đóng vai trò rất quan trọng. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn Zoae dùng tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp cho tỷ lệ sống (52%) cao hơn so với chỉ dùng hoàn toàn thức ăn tổng hợp (28,6%). Theo Kiatmetha & ctv. (2010), tỷ lệ sống của tôm cao hơn khi cho ăn tảo Thalassiosira sp. (95,8%) so với đối chứng (79,2%). Kích thước tảo Thalassiosira sp. dao động từ 4 – 32 µm, chứa nhiều acid béo (PUFAs) đặc biệt là EPA và DHA, hàm lượng carbohydrates, chlorophyll, protein, lipid được chiết xuất cao. Đây được xem là loài tiềm năng có thể sử dụng để ương nuôi ấu trùng tôm.

Tuy nhiên, thức ăn tươi sống trong đó có tảo là một trong những nguồn lây lan mầm bệnh nếu không được nuôi cấy và bảo quản tốt. Việc sử dụng các sản phẩm tảo cô đặc đang được nhiều trại giống áp dụng vì sự an toàn và tiết kiệm chi phí cũng như tính chủ động trong quá trình sản xuất. Do đó, yêu cầu về chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, thực nghiệm ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bằng sản phẩm tảo Thalassiosira sp. cô đặc được thực hiện.

Nghiên cứu ứng dụng tảo (Thalassiosira sp.) trong ương nuôi tôm thẻ

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức (NT)

  • NT 1: Tảo khô Spirulina sp.
  • NT 2: Tảo tươi Chaetoceros sp.
  • NT 3: Tảo tươi Thalassiosira sp.
  • NT4: Tảo Thalassiosira sp. dạng lỏng.
  • NT5: Tảo Thalassiosira sp. dạng nhão.

Bể ương có thể tích 0,5 m3, ấu trùng được bố trí ở giai đoạn Nauplius VI, mật độ 200 con/L. Chế độ chăm sóc được áp dụng theo quy trình phổ biến tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ.

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của ấu trùng mà thức ăn sử dụng khác nhau. Lượng ăn bằng nhau giữa các nghiệm thức.

  • Tảo được cho ăn xen kẽ thức ăn tổng hợp (20% AP No.0 + 60% Frippak 1 + 20% Lansy ZM) trong giai đoạn Zoae. Theo đó mật độ tảo cho ăn là 70 - 100 ngàn tb/mL và thức ăn tổng hợp 1 – 2 g/m3/ngày.
  • Thức ăn tổng hợp (20% AP No.0 + 60% Frippak 2 + 20% Lansy ZM) và Art bung dù được cho ăn xen kẽ từ Mysis 1 – Postlarvae 1 với lượng tương ứng 2 - 3 g/m3/ngày và 1,5 g/m3/lần. Ấu trùng được cho ăn 8 lần/ngày bắt đầu từ 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24 và 3 giờ ngày hôm sau. 

Kết quả sau 10 ngày ương, các thông số môi trường đều nằm trong khoảng cho phép sự phát triển tốt của ấu trùng. Theo khuyến cáo đối với trại sản xuất giống tôm của FAO, nhiệt độ môi trường ương cần được duy trì trong khoảng 28 – 32oC, độ mặn trên 30‰ và pH dao động ở mức 8,0. Hàm lượng DO trong thí nghiệm thấp do sục khí được mở nhẹ ở giai đoạn đầu và mạnh hơn ở các giai đoạn sau của thí nghiệm. Hàm lượng DO được khuyến cao ở mức 6,2 mg/L ở 30oC hoặc thấp nhất phải trên 5mg/L. 

Ấu trùng tôm của NT4 cho kết quả tốt nhất về chiều dài cơ thể, tỷ lệ sống, thời gian biến thái và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi NT 5 khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) so với NT 2 về chiều dài và NT 3 về thời gian biến thái. NT 1 cho kết quả kém nhất về các chỉ tiêu trên so với các nghiệm thức khác. 

Tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng

NT 4 có sự tăng trưởng về chiều dài tốt nhất và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại như 1,55 mm (Zoae 2), 2,10 mm (Zoae 3), 2,84 mm (Mysis 1) và 5,20 mm (Postlarvae 1). Tương tự, NT 1 có chiều dài ấu trùng kém nhất ở các giai đoạn, chỉ với 1,31 mm, 1,81 mm, 2,59 mm và 4,54 mm. 

Tỷ lệ sống của ấu trùng

Theo đó, trong giai đoạn Zoae 1, tỷ lệ sống cao nhất ở NT 4 (93,22%) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.

Trong khi tỷ lệ sống thấp nhất ở NT 1 (89,78%) và không có sự khác biệt so với NT 2 (90,33%), NT 3 (91,11%) và NT 5 (90,56%).

Từ giai đoạn Zoae 2 đến Postlarvae 1, tỷ lệ sống vẫn cao nhất ở NT4 (90,89% và 77,69%) và khác biệt lớn so với NT 1 (51,67% và 26,33%).

NT 2, NT 3 và NT 5 không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống ở giai đoạn Zoae 2 đến Mysis 1.

Tuy nhiên, ở giai đoạn Postlarvae 1, sự khác biệt khá lớn ở cả 3 nghiệm thức là 47,22% (NT 2), 59,44% (NT 3) và 54,67% (NT 5).

Thời gian biến thái của ấu trùng

Thời gian biến thái của ấu trùng giữa giai đoạn Zoae 1 là 8 giờ.

NT 4 có thời gian biến thái nhanh nhất và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại với 30,37 giờ (Zoea 2), 29,83 giờ (Zoae 3), 37,00 giờ (Mysis 1) và 25,17 giờ (Postlarvae 1).

Ngược lại, NT 1 có thời gian kéo dài nhất là 32,20 giờ (Zoae 2), 31,53 giờ (Zoae 3) hay là 27,33 giờ (Postlarvae 1).

Sau 10 ngày thí nghiệm, tảo Thalassiosira sp. dạng lỏng cho kết quả tốt hơn dạng nhão, tảo tươi Chaetoceros sp., tảo tươi Thalassiosira sp. và khác biệt có ý nghĩa so với sử dụng tảo khô Spirulina sp. Kết quả trong thí nghiệm này gợi ý việc sử dụng sản phẩm tảo Thalassiosira sp. cô đặc trong ương ấu trùng tôm thẻ để có hiệu quả cao về tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ sống cũng như rút ngắn thời gian biến thái.

Theo Trần Văn Nhiên, Lại Thị Minh Lê, Hồ Hồng Nhung và Nguyễn Hữu Thanh.

Đăng ngày 11/08/2020
Như Huỳnh tổng hợp
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 08:00 11/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 10:00 08/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 09:22 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 09:22 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:22 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:22 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 09:22 14/05/2024