Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ấu trùng ghẹ xanh giai đoạn Megalope sau khi lột xác thành ghẹ giống sau 12h được dùng cho thí nghiệm. Ghẹ giống được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Trong suốt 35 ngày thí nghiệm tỉ lệ sống và lột xác của ghẹ được ghi nhận mỗi ngày.
Nghiệm thức |
Loại dầu thực vật sử dụng thay thế dầu cá |
FO |
Dầu cá (Fish oil) |
SBO |
Dầu đậu nành (Soybean oil) |
CO |
Dầu hạt cải (Canola oil) |
LSO |
Dầu lanh (Linseed oil) |
PO |
Dầu cọ (Palm oil) |
Kết quả nghiên cứu
Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống:
Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức dao động từ 62,5 – 87,5% cao nhất ở nghiệm thức SBO và thấp nhất ở nghiệm thức PO. Tăng trưởng của ghẹ được đánh giá thông qua chiều rộng carapace (CW), chiều dài carapace (CL) và trọng lượng (WT), kết quả cho thấy dầu cọ (PO) cho CW, CL và WT thấp nhất trong các nghiệm thức, cao nhất ở nghiệm thức sử dụng dầu đậu nành (SBO) và dầu lanh (LSO).
Chu kỳ lột xác của ghẹ:
Chu kỳ lột xác của ghẹ được theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm, thí nghiệm theo dõi ghẹ qua 4 giai đoạn lột xác từ C1-C2, C2-C3, C3-C4, và C4-C5. Kết quả cho thấy trong hai giai đoạn đầu C1-C2 và C2-C3 khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Giai đoạn C3-C4 và C4-C5 cho thấy ghẹ ở nghiệm thức SBO có thời gian dài hơn, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức FO, CO và LSO.
Hàm lượng cholesterol:
Hàm lượng cholesterol cao nhất ở nghiệm thức FO (42,10 ± 3,57 mg/100g) khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Thấp nhất ở nghiệm thức PO (21,49 ± 3,17 mg/100g).
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng dầu lanh (LSO), dầu đậu nành (SBO) hay dầu hạt cải (CO) có khả năng thay thế hoàn toàn dầu cá (FO) trong công thức thức ăn cho ghẹ xanh giống (Portunus pelagicus).
Riêng dầu cọ (PO) được xem là nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẵn có, việc thay thế dầu cá bằng dầu cọ trong thức ăn cho ghẹ xanh hay cua giúp giảm đáng kể giá thành. Tuy nhiên, thí nghiệm cho thấy khả năng sử dụng PO trong thức ăn ương ghẹ giống là không cao, ảnh hưởng đến tăng trưởng và quá trình chuyển hóa cholesterol của ghẹ. Cần có nhiều nghiên cứu khả năng sử dụng PO trong thức ăn ghẹ trưởng thành góp phần giảm giá thành thức ăn trong nuôi ghẹ thương phẩm.
Báo cáo gốc trên: Medcraveonline