Giám đốc điều hành của Ynsect, Ông Antoine Hubertcho biết dịch bệnh “bò điên” cách đây hơn 20 năm dẫn đến việc cấm sử dụng protein động vật ở Châu Âu, đây là trở ngại lớn đối với ngành nuôi côn trùng hiện nay.
Hubert cho biết: “Sau nhiều năm thảo luận với EC, tổ chức IPIFF (Tổ chức Quốc tế về Côn trùng sử dụng làm Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi), có trụ sở tại Brussels, đã thuyết phục được EU và các quốc gia thành viên rằng việc nuôi và chế biến côn trùng là an toàn miễn là bạn nuôi côn trùng bằng các sản phẩm phụ từ thực vật chứ không phải chất thải hoặc sản phẩm động vật”.
Các sửa đổi hiện đang trong giai đoạn trình ký tại Brussels, vì vậy bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, các quy định mới sẽ cho phép sản xuất protein từ côn trùng cho thị trường thủy sản - nhưng chỉ áp dụng cho một số ít loài côn trùng: hai loài bọ cánh cứng, hai loài ruồi và ba loài dế.
Những sửa đổi mới sẽ ảnh hưởng đến Quy định 999/2001, quy định sẽ có một đoạn mới cho phép sử dụng thức ăn nuôi trồng thủy sản từ côn trùng, tương tự như việc cho phép sử dụng bột cá sau khi cấm loại thức ăn liên quan đến protein động vật.
Quy định của EC 142/2011 cũng sẽ được sửa đổi liên quan đến các quy tắc đối với các sản phẩm phụ của động vật và các sản phẩm có nguồn gốc không dùng cho người. Bản sửa đổi này sẽ đưa ra các điều kiện cần thiết cho sản xuất, bao gồm các yêu cầu về loài, nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và những yêu cầu về xây dựng chẳng hạn như việc sản xuất chỉ có thể thực hiện trong một tòa nhà dành riêng cho việc nuôi và chế biến côn trùng.