Vai trò Bacillus amyloliquefaciens trong hệ thống biofloc nuôi tôm

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha và Brazil đã kết luận rằng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens rất quan trọng trong giải đoạn trưởng thành của hệ thống biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bacillus amyloliquefaciens trong hệ thống nuôi tôm theo công nghệ biofloc
Một ao nuôi tôm theo công nghệ biofloc. Ảnh: Archivo/ dost.gov

Công nghệ Biofloc được coi là một hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững vì nó làm giảm nhu cầu thay nước nhờ các hoạt động của vi sinh vật. Trong các hệ thống biofloc bao gồm các vi sinh vật khác nhau như: vi khuẩn, thực vật phù du, luân trùng, động vật nguyên sinh và copepod, chúng tương tác với các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ có trong nước và tạo thành bioflocs.

Vi khuẩn là vi sinh vật quan trọng nhất để duy trì chất lượng nước vì chúng loại bỏ hầu hết các hợp chất nitơ có trong nước. Các vi khuẩn phong phú nhất trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản là vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn tự dưỡng. Vi khuẩn dị dưỡng loại bỏ các hợp chất nitơ hòa tan trong nước hiệu quả hơn vi khuẩn tự dưỡng. 

Quá trình trưởng thành của các hệ thống Biofloc có hai giai đoạn. Đầu tiên, trạng thái chưa trưởng thành được đặc trưng bởi chưa có cộng đồng vi khuẩn và sự tích tụ ammonium và nitrite. Thứ hai, khi cộng đồng vi khuẩn phát triển, hệ thống đã trưởng thành, ammonium và nitrite bị oxy hóa nhanh chóng. Ở giai đoạn sau này, nitrat tích lũy trong nước.

Công nghệ biofloc đã được phát triển tại các trang trại ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á, nơi có truyền thống nuôi tôm. Ở châu Âu, công nghệ biofloc đã được phát triển gần đây. Vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens có trong các sản phẩm được bán trên thị trường ở EU, được sử dụng cho gà và lợn. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng chúng có tác dụng tích cực trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. Tuy nhiên, với hệ thống nuôi trồng thủy sản theo công nghệ biofloc lại có điều kiện rất khác.  Do đó các nhà khoa học đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong quá trình trưởng thành của hệ thống biofloc. Để đánh giá tác dụng của nó đối với hệ thống biofloc và với sức khỏe của tôm nuôi.

Hai liều men vi sinh và được sử dụng trực tiếp vào nước. Thí nghiệm được thực hiện trong chín bể như sau: 3 bể đối chứng không có men vi sinh, 3 bể chứa 103 CFU/mL và 3 bể với liều 104 CFU/mL.

" Kết quả cho thấy một tác động tích cực đối với hệ thống miễn dịch của tôm trong suốt thời gian nghiên cứu, trong đó cụ thể là có sự gia tăng các tế bào máu dạng hạt trong máu tôm", các nhà khoa học báo cáo.

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn chưa trưởng thành của biofloc, các tế bào máu dạng hạt cao hơn 5% trong các bể được bổ sung men vi sinh; trong khi trong giai đoạn trưởng thành của biofloc, các tế bào máu hạt cao hơn 7% trong cùng một bể. Trong quá trình trưởng thành của hệ thống biofloc, các điều kiện môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của tôm, do sự tích tụ của nitrit. Vì vậy, tác dụng kích thích miễn dịch của Bacillus amyloliquefaciens đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này (giai đoạn hệ thống biofloc chưa trưởng thành) khi tôm bị căng thẳng và dễ bị bệnh hơn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mặc dù các đặc tính tốt của Bacillus amyloliquefaciens là vi khuẩn thúc đẩy biofloc, tuy nhiên việc sử dụng trực tiếp vào nước không có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mà chỉ có vai trò củng cố hệ thống miễn dịch của tôm thẻ chân trắng. B. amyloliquefaciens có hiệu quả đối với hệ thống miễn dịch của tôm khi sử dụng với liều 103 cfu / mL, liều này thấp hơn so với khuyến cáo cho các chế phẩm sinh học khác, giúp giảm chi phí và duy trì lợi ích với hệ thống.

Xem báo cáo tiếng anh trên: https://www.researchgate.net


Đăng ngày 25/07/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:18 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:18 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:18 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:18 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:18 26/04/2024