Vai trò của Biofloc trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ Biofloc (BFT) đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện đại. BFT không chỉ là một phương pháp nuôi trồng thủy sản hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế.

Nhá tôm
Biofloc là một công nghệ ấn tượng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc

Công nghệ Biofloc

Biofloc là một công nghệ ấn tượng trong ngành nuôi trồng thủy sản, mang lại những cải tiến đáng kể trong việc quản lý môi trường ao nuôi và tối ưu hóa hiệu suất sản xuất. Khác biệt đáng chú ý của Biofloc so với các phương pháp truyền thống nằm ở việc công nghệ Biofloc tận dụng sự phát triển tự nhiên của vi sinh vật để tạo ra chuỗi các mắt xích giữa môi trường và thức ăn.

Ao tômCông nghệ Biofloc dần phổ biến với người nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: nongnghiep.vn

Biofloc là quá trình tự nitrat hóa trong ao nuôi thủy sản mà không cần thay nước định kỳ. Nó hoạt động bằng cách tập hợp một loạt các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, bao gồm các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn và thậm chí động vật không xương sống. 

Biofloc có khả năng biến đổi các chất thải hữu cơ thành sinh khối vi khuẩn trong thời gian rất ngắn, góp phần cải thiện môi trường nước mà không cần đến ánh sáng như các loại tảo khác.

Một trong những ưu điểm quan trọng của Biofloc là nó chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, bao gồm protein và chất béo, là nguồn thức ăn tốt cho tôm và cá. Hàm lượng protein trong Biofloc khi nuôi thủy sản có thể chiếm từ 30% đến 45%, trong khi hàm lượng chất béo dao động từ 1% đến 5%. Đặc biệt, Biofloc cung cấp một nguồn dưỡng chất quý báu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và đề kháng của động vật thủy sản.

Công nghệ Biofloc không chỉ giúp cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi mà còn tối ưu hóa việc sử dụng thức ăn và nâng cao hiệu suất sản xuất. Các chất hữu cơ trong Biofloc có khả năng biến đổi trở thành nguồn thức ăn tự nhiên giúp tạo ra môi trường ao nuôi thuận lợi, đồng thời giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Những giá trị mà công nghệ Biofloc mang đến 

Tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễm

Một trong những điểm mạnh đáng kể của công nghệ Biofloc là khả năng duy trì môi trường ao nuôi mà không cần thay nước mới định kỳ. Điều này giúp giảm tình trạng vi khuẩn xâm nhập qua đường nước và hạn chế tác động của thay đổi các chỉ số môi trường đối với môi trường sống của tôm cá.

Ao tômAo nuôi có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: kinhtenongthon.vn

Bảo vệ môi trường

Biofloc tận dụng tối đa các chất hữu cơ, cũng như các nguồn dinh dưỡng có trong nước ao để chuyển hoá thành nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi từ đó  giúp giảm xả thải nước ra ngoài môi trường để bảo vệ môi trường. 

Nguồn thức ăn phong phú

Công nghệ Biofloc cung cấp môi trường thúc đẩy sự phát triển tự nhiên của các vi sinh vật, chuyển hoá các chất hữu cơ và các sinh vật trong nước ao nuôi thành thức ăn từ đó cung cấp một nguồn thức ăn phong phú cho tôm cá. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Biofloc có khả năng cung cấp từ 30% đến 50% lượng protein cần thiết cho thủy sản, giúp tiết kiệm chi phí thức ăn đáng kể.

Tăng cường hệ miễn dịch

Biofloc chứa hơn 2.000 loại vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm cá. Từ đó giúp giảm nguy cơ bệnh tật và cải thiện sức đề kháng của tôm trong quá trình nuôi trồng.

Kết quả khả quan trong nuôi tôm

Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm đã thể hiện kết quả khả quan hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Biofloc có thể áp dụng cho cả mô hình nuôi tôm thương phẩm và siêu thâm canh, đồng thời đang được nghiên cứu để trở thành một nguồn cung cấp protein chính cho ngành thủy sản.

Tôm súTôm sú thương phẩm có kích thước to, màu sắc đẹp. Ảnh: phunutoday.vn

Có khó khăn gì khi sử dụng công nghệ Biofloc?

Ngoài những lợi ích mà công nghệ Biofloc đem lại thì các ao nuôi cần phải được lót bạt hoặc xi măng không áp dụng được với ao đất nên mất một khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn. 

Hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nếu mất điện trong thời gian 1 giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. 

Đặc biệt, đây là công nghệ tiên tiến nên cần người nuôi có kiến thức và được đào tạo về kỹ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi tôm.

Một số ứng dụng thực tế của công nghệ Biofloc vào nuôi trồng thủy sản

- Nuôi tôm và cá thương phẩm.

- Siêu thâm canh.

- Phục hồi ao nuôi ô nhiễm.

- Sản xuất thức ăn tự nhiên.

- Tích hợp trong hệ thống nuôi cảnh quan nước mặn.

Tóm lại, công nghệ Biofloc không chỉ mang lại nhiều lợi ích về kỹ thuật và kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường trồng thủy sản vững chắc và an toàn.

Đăng ngày 20/12/2023
Mây @may
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 01:13 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 01:13 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:13 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 01:13 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 01:13 29/04/2024