Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
Vi tảo là mắc xích đầu tiên và quan trọng trong chuỗi thức ăn

Đặc biệt là trong hệ thống nuôi tôm ứng dụng công nghệ Biofloc, người ta chỉ thả xuống một lượng thức ăn công nghiệp nhất định, còn lại lượng floc được nuôi cấy sẽ vừa là thức ăn cho tôm, vừa đóng vai trò như các nhà máy sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi.

Đặc điểm

Thức ăn tự nhiên cho tôm gồm tảo, động vật phù du và động vật đáy. Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn. Tảo làm thức ăn cho động vật phù du như luân trùng, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, ấu trùng mười chân... Hiện tại có hơn 40 loài tảo khác nhau được sử dụng làm thức ăn sống cho các loài động vật trong tự nhiên, trong đó có tôm. 

Động vật phù du gồm các loài động vật nhỏ li ti sống nổi trong môi trường nước ao tôm. Chúng là thức ăn trực tiếp của tôm từ giai đoạn tôm còn nhỏ đến khi trưởng thành nhờ sở hữu giá trị dinh dưỡng cao: Hàm lượng protein lên đến 50%, chứa đầy đủ các loại amino axit thiết yếu cho tôm phát triển. Động vật phù du có đặc tính là sẽ nổi lên mặt nước vào sáng sớm và ban đêm, còn ban ngày thường chìm xuống dưới ao. Chúng phát triển mạnh vào mùa xuân, thường nổi từng đám lên trên mặt ao. 

Vai trò

Trong nuôi tôm, các loại thức ăn tự nhiên (bao gồm cả động vật và thực vật có trong môi trường sống) đều giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt là ở giai đoạn phát triển từ ấu trùng lên tôm trưởng thành. Tôm ở giai đoạn ấu trùng có kích thước rất nhỏ, hệ thống tiêu hóa lẫn enzyme đều chưa hoàn chỉnh. Lúc này, thức ăn tự nhiên chính là nguồn dinh dưỡng quan mtrọng giúp nâng cao tỉ lệ sống cho tôm.

Khi tôm giống vừa thả xuống ao, chuyển từ hình thức ăn thức ăn lơ lửng trong tầng nước sang tìm thức ăn dưới đáy ao. Lượng thức ăn thực tế tại ao ít hơn rất nhiều lần lượng thức ăn trong trại giống làm tôm bắt mối không hiệu quả. Tôm có xu hướng tìm thức ăn, được biệt là nguồn thức ăn tự nhiên trong ao hơn thức ăn công nghiệp. Nếu ao không có mồi, đáy ao chứa nhiều bùn bẩn và vi khuẩn có hại hoặc trong nguồn nước lấy vào chứa nhiều loại tảo độc... khi tôm ăn những thứ này sẽ gây hại trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân chính khiến tôm bệnh về đường ruột, phân trắng, gan tụy, tôm thả không đạt, chết sớm hay dễ mắc bệnh sau này.

Các loại thức ăn tự nhiên, nhất là động vật phù du cung cấp nguồn axit amin thiết yếu và nhiều enzyme cần thiết cho tôm. Thức ăn tự nhiên trong ao tôm cung cấp nguồn protein phong phủ cho quá trình tăng trưởng của tôm diễn ra nhanh hơn.

Động vật phù duĐộng vật phù du là nguồn thức ăn qun trọng cho tôm

Các loài sinh vật phù du này được coi như “nhà máy lọc sinh học" cho ao tôm nhờ khả năng phản ứng nhanh với các tác nhân gây stress môi trường. Đây là nhân tố giúp duy trì dòng năng lượng và chu kỳ dinh dưỡng trong ao. Cụ thể, trong quá trình nuôi, phân và thức ăn thừa của tôm sẽ được vi khuẩn chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Những chất dinh dưỡng này được các sinh vật phù du sử dụng cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Trong quá trình tăng trưởng đó, các sinh vật này cũng giúp làm giảm hàm lượng amoniac và nitrat là nguyên nhân hình thành nên khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu đến tôm (ức chế hệ thống miễn dịch).

Thực tế qua nhiều mô hình cho thấy, khi sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu làm giảm chi phí thức ăn, tăng tỉ lệ sống, tăng sức đề kháng, giảm khí độc... đặc biệt đối với ao nuôi tôm thâm canh tôm rất ít mắc bệnh đường ruột, phân trắng, gan tụy, chết sớm.

Phương pháp gây tạo

Để gây tạo được thức ăn tự nhiên tốt, người nuôi cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho các sinh vật này phát triển trong ao. Sau khi lấy nước vào ao nuôi từ ao lắng (nước được xử lý, lắng lọc ở ao lắng trong một thời gian dài) đến khi đạt độ sâu từ 1,2 – 1,5m, tiến hành gây nuôi copepods, các loài phiêu sinh vật, giáp xác nhỏ khác (krill) và động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ, hai mảnh vỏ..) bằng cách dùng cám gạo lên men với chế phẩm sinh học (probiotics).

Bên cạnh đố, người nuôi có thể dùng chế phẩm vi sinh EM1 để gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên với công thức sau: 1 lít EM1 + 1 lít rỉ mật đường + 2 kg cám gạo + 10 g muối + 46 lít nước sách, ủ kín 5 - 7 ngày. Sử dụng 10 lít EM thứ cấp dùng cho 1.000 m2, 2 ngày dùng 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi đạt được màu nước: màu trà hoặc màu xanh nõn chuối, tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm, giúp phát triển tốt, giảm chi phí, hiệu quả kinh tế tăng cao.

Trong quá trình nuôi, cần lưu ý kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, tùy theo mật độ thả nuôi và giai đoạn mà cho ăn phù hợp. Ngoài ra, người nuôi nên kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học EM1 trong suốt quá trình nuôi để ổn định màu nước, xử lý tốt môi trường nước ao.

Càng về cuối vụ nuôi, lượng chất thải trong ao sẽ có xu hướng gia tăng. Chất hữu cơ tích tụ nhiều khiến ao nuôi xảy ra tình trạng thiếu oxy, vì cùng lúc có quá nhiều sinh vật sử dụng oxy như tôm nuôi, tảo, vi khuẩn.. Lượng o-xy hòa tan càng thấp thì mật độ động vật phù du sẽ giảm dần. Người nuôi cần điều chỉnh hàm lượng o-xy trong ao về mức phù hợp, kết hợp sử dụng các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ.

Đăng ngày 11/09/2024
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 09:55 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 09:55 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 09:55 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 09:55 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:55 17/12/2024
Some text some message..