Vai trò thiết yếu của Peroxiredoxin đối với tôm

Một enzyme liên quan đến hệ miễn dịch trên tôm mới được báo cáo gần đây cho thấy vai trò thiết yếu của nó trên tôm. Và hướng đến việc phòng chống các mầm bệnh trên tôm bằng các emzyme chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể.

Vai trò thiết yếu của Peroxiredoxin đối với tôm
Ảnh: .dphotographer

Peroxiredoxin (Prx) là gì?

Peroxiredoxin là một nhóm các enzyme chống oxy hoá ở khắp mọi nơi chúng có trong tế bào thực vật và tế bào động vật. Các thành viên thuộc nhóm Peroxiredoxin bao gồm PRDX1, PRDX2, PRDX3, PRDX4, PRDX5 và PRDX6.

Những nghiên cứu trước đây về các thành viên trong nhóm Peroxiredoxin (Prx) cho thấy chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống lại sự căng thẳng do quá trình oxy hóa và điều chỉnh phản ứng miễn dịch sau khi cơ thể cá nhiễm vi khuẩn.Các Prxs đã được nghiên cứu cho thấy hoạt động chống oxy hoá cũng như một tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng trên cá hồi. Một số dữ liệu cũng cho thấy vai trò của Prx1 và Prx2 trong sự kháng virus trên cá. Khi cơ thể bị một tác nhân lạ xâm nhập và gây hại, Prxs có thể hoạt động như một bộ điều biến viêm nhiễm và bảo vệ chống lại sự chết của tế bào, sửa chữa mô sau khi bị hư hại và sự tiến triển của khối u.

Tôm hùm nước ngọt (Crayfish - Procambarus clarkii) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế nhưng chưa phổ biến tại Việt Nam, vì thế các nghiên cứu về các đặc điểm sinh học trong phản ứng miễn dịch của chúng nhằm phát triển hệ thống nuôi vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của một nhóm enzyme nhằm bảo vệ cơ thể của tôm hùm nước ngọt, đó là Peroxiredoxin.

Để rõ chức năng bảo vệ của Peroxiredoxin 4 - một chất điều hòa căng thẳng oxy hoá của tôm hùm nước ngọt các nhà khoa học Trung Quốc đã nhân bản và mô tả ProCambarus clarkii Prx4 (Peroxiredoxin 4) cDNA và phân tích biểu hiện của nó khi tôm bị thử thách với vi khuẩn gây bệnh vibrio spp.

Nghiên cứu vai trò Peroxiredoxin trên tôm

Phần cDNA của PcPrx4 có chiều dài 744 bp, mã hóa một protein giả định chứa 248 amino acid. Phép phân tích ngược theo PCR thời gian thực (qRT-PCR) cho thấy rằng PcPrx4 được biểu hiện trong tất cả các mô của tôm được kiểm tra, và nó cao nhất ở gan tụy, tiếp theo là các bạch cầu và mang. 

Sau khi gây nhiễm thực nghiệm đối với vi khuẩn Vibrio spp., biểu hiện miễn dịch không đặc hiệu đã tăng đáng kể . Và biểu hiện của PcPrx4 ở gan tụy, bạch cầu và mang của nhóm tôm được bổ sung PcPrx4 khi so sánh với nhóm tôm đối chứng. 

Protein tái tổ hợp PcPrx4 được sử dụng để đánh giá chức năng chống oxy hoá trong ống nghiệm cũng cho thấy có một sự ức chế DNA của vi khuẩn một cách mạnh mẽ phụ thuộc vào liều protein rPcPrx4.

Kết quả của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy rằng Peroxiredoxin (PcPrx4) liên quan chặt chẽ đến việc phòng chống các mầm bệnh và các chất oxy hoá vi sinh vật trong cơ thể tôm hùm nước ngọt P. clarkii. Việc ứng chế DNA vi khuẩn của protein tái tổ hợp Peroxiredoxin đã cho thấy tiềm năng trong việc bảo vệ tôm trước thách thức dịch bệnh.

Qua đây khẳng định vai trò thiết yếu của loại enzyme này đối với cơ thể các loài giáp xác. Mở ra hướng nghiên cứu mới về enzyme sinh học đối với hoạt động phòng chống các tác nhân gây bệnh.

Đăng ngày 17/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:40 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:40 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:40 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:40 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:40 05/11/2024
Some text some message..