Vấn đề giảm phát thải đối với sản phẩm cá tra

Hướng tới nền kinh tế xanh toàn cầu, sản phẩm thân thiện môi trường từ sản xuất tới tiêu thụ đã đặt ra yêu cầu giảm phát thải với sản phẩm cá tra. Sản xuất có trách nhiệm, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu để đảm bảo cho ngành cá tra phát triển ổn định. Bài viết này đề cập khái quát một số nét với định hướng trước mắt.

Nuôi cá tra
Nuôi cá tra tuần hoàn trong bể xi măng ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ cho kết quả giảm phát thải, hiệu quả kinh tế cao

Quy định về giảm phát thải của EU

Tổ chức IDH thành lập tại Hà Lan năm 2007, hoạt động toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đã tham gia thúc đẩy phát triển bền vững ngành hàng cá tra nhiều năm nay, cho biết: Ngày 23/10/2022, EU ban hành Chỉ thị về Thẩm tra bền vững chuỗi cung ứng, áp dụng cho các doanh nghiệp về bền vững môi trường, trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng. Yêu cầu doanh nghiệp/chuỗi cung ứng đến EU phải thẩm định về trách nhiệm xã hội và môi trường với giai đoạn 2024-2026 là thời gian bản lề cho các thành viên EU đưa vào luật. Tiếp đó, giai đoạn 2027-2030 sẽ tùy thuộc quốc gia/quy mô doanh nghiệp mà triển khai thực hiện.

Về thuế carbon ở thị trường EU, có hiệu lực từ ngày 16/9/2023. Trong đó nêu lộ trình với từng ngành hàng cụ thể: Từ năm 2026 với xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện, hydro; và dự kiến từ năm 2034 với thủy sản. Khi thực hiện, nhà nhập khẩu EU phải báo cáo phát thải. 

Từ đó đặt ra tầm nhìn, hướng đến ngành thủy sản bền vững với sứ mệnh đo đạc và giảm phát thải cho chuỗi thủy sản. Mục tiêu giảm phát thải 25% năm 2025, đến năm 2030 phát thải carbon trung bình cho thủy sản tại siêu thị là 3kg CO2/kg cá tra, tôm, cá rô phi.

Tổ chức chứng nhận ASC, BAP sẽ góp phần thực hiện được các mục tiêu đó. Cụ thể, trên 200 chứng nhận ASC mà IDH thực hiện, đã bổ sung yêu cầu về giảm phát thải: Trại nuôi theo dõi năng lượng và phát thải; Nhà máy thức ăn ghi chép và báo cáo về giảm phát thải, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, năng lượng tái tạo.

Cam kết của thị trường- các nhà bán lẻ/siêu thị lớn

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, các nhà nhập khẩu EU đã yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khi bán vào hệ thống siêu thị phải có chứng nhận ASC. 

Hệ thống bán lẻ lớn nhất của Đức là REWE (chuyên các dòng sản phẩm hữu cơ) yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận Naturland. Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm có chứng nhận Bio đang ngày càng trở nên phổ biến tại châu Âu; đó có thể là một hướng đi khác biệt cũng đang mở ra tiềm năng cho sản phẩm cá tra Việt Nam.

Còn ở thị trường Mỹ, bên cạnh thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải có nhà máy có code được FSIS chấp nhận, và yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu có các chứng nhận GobalGAP và BAP. 

Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tại Hội nghị COP26 với lộ trình năm 2030 giảm 30% phát thải khí nhà kính so với năm 2020 và phát thải ròng về 0 vào năm 2050. 

Một số quy định có thể sẽ được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: phân bổ hạn ngạch phát thải trên nguyên liệu sản phẩm giai đoạn 2026-2030 và hằng năm, định giá carbon, cơ chế trao đổi thị trường tín chỉ carbon, trao đổi hạn ngạch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch các thị trường carbon trong nước. “Khi những quy định này có hiệu lực, việc giảm thải trong ngành thủy sản sẽ trở thành vấn đề tuân thủ, chứ không phải đơn thuần là yêu cầu của thị trường. Đây cũng là trách nhiệm và cơ hội của ngành cá tra”, VASEP nhấn mạnh.

Thực hiện giảm phát thải trong chuỗi cá tra

Các nghiên cứu đến nay cho hay, phát thải carbon của cá tra không sai khác nhiều giữa các quy mô trại nuôi. Phát thải chủ yếu liên quan đến thành phần thức ăn (cám, gạo, đậu tương/đậu nành). Đặc biệt, năng lượng tiêu thụ chiếm 40% phát thải, liên quan đến chế biến, sản xuất thức ăn, trại nuôi.

Hệ thống nuôi cá tra tuần hoànHệ thống nuôi cá tra tuần hoàn trong bể xi măng ở Trường Thủy sản

Từ tác nhân phát thải chính, giải pháp đặt ra: Thức ăn cần cải thiện FCR trong nguyên liệu và công thức thức ăn-đạm dễ tiêu/đạm thủy phân. Về bùn thải cần được sử dụng làm phân bón/nuôi côn trùng, tuần hoàn. Về năng lượng cần sử dụng máy bơm, nhà máy chế biến bằng  điện mặt trời, thiết bị tiết kiệm điện. Về phụ phẩm như máu cá, mỡ, nước thải lẫn dung dịch thịt vụn cần có công nghệ tách máu cá, dinh dưỡng, tuần hoàn. Về tài nguyên nước cần được sử dụng tuần hoàn ở trại nuôi.

Muốn giảm phát thải, cần có dữ liệu ở từng khâu để tính toán. Theo chuyên gia, dữ liệu có thể đo đạc được theo dấu chân môi trường trong chuỗi cá tra. Ở thức ăn là thành phần thức ăn, năng lượng và nước sạch trong sản xuất thức ăn. Ở trại nuôi là sử dụng thức ăn, năng lượng và nước, vật tư trang trại, sản lượng. Ở khâu chế biến là sản lượng/phụ phẩm, năng lượng, phụ gia, đóng gói, dạng và khối lượng. Ở vận chuyển là hình thức, khoảng cách. Ở khâu phân phối kể cả khâu bán lẻ là năng lượng, vận chuyển (hình thức, khoảng cách, đông/lạnh), thất thoát. 

Nuôi cá traMô hình nuôi cá tra tuần hoàn trong bể xi măng ở Trường Thủy sản

Những yếu tố ảnh hưởng đến bền vững chuỗi cá tra, đáng lưu ý như: Sử dụng năng lượng trong vận chuyển, nuôi; Nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, không bền vững nếu >80%; Tỷ lệ chết của cá nuôi cao; Bùn trong ao nuôi cao và thải trực tiếp; Bảo quản lạnh, thất thoát/hao hụt sau thu hoạch.

Lợi ích của giảm phát thải khá rõ. Đó là cải thiện hiệu quả kinh tế (tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm thất thoát); Duy trì được khách hàng/người mua, bền vững chuỗi cung ứng. Đặc biệt là cải thiện năng lực cạnh tranh, danh tiếng.

Định hướng và kiến nghị trước mắt

Cục Thủy sản cho biết, năm 2024 khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý nước thải, bùn thải để bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

VASEP nhấn mạnh việc sử dụng hóa chất, kháng sinh theo đúng quy định. Thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ trong chuỗi sản xuất, chế biến giúp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam chú trọng vận động nuôi cá tra thực hiện truy xuất nguồn gốc phục vụ tốt cho yêu cầu xuất khẩu, tiếp tục duy trì áp dụng các tiêu chuẩn Global GAP, ASC. Đặc biệt áp dụng các tiêu chuẩn nuôi vào khâu ương dưỡng giống cá tra, đảm bảo toàn chuỗi đúng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao thương hiệu chất lượng.

Đại diện cho doanh nghiệp cá tra, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn kiến nghị: “Chúng tôi kính đề nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT và các cơ quan quản lý của Bộ xem xét các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho ngành cá tra trong việc sản xuất giảm phát thải, hướng tới tham gia vào thị trường carbon trong và ngoài nước để gia tăng giá trị cho cá tra, giúp sản phẩm này tiếp tục đóng vai trò cấp tiến quan trọng trên thị trường thủy sản thế giới”.

Đăng ngày 14/03/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:12 21/11/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 22:45 03/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 22:45 03/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 22:45 03/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 22:45 03/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 22:45 03/12/2024
Some text some message..