Vận động kêu gọi phúc lợi dành cho cá trước khi giết mổ

Cá nuôi ở Anh, xứ Wales và Scotland phải đối mặt với sự ’tàn bạo’ trước khi bị giết mổ, một cuộc điều tra bí mật cho biết.

cá ngừ
Các nhà vận động đang kêu gọi cá nuôi phải được trao quyền tương tự như các động vật nuôi khác. Ảnh undark.

Chính phủ Anh đã thừa nhận không có kiểm tra định kỳ về phúc lợi cá khi giết mổ, sau khi một cuộc điều tra cho thấy không có bộ phận nào chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Điều này có nghĩa là cá phải đối mặt với sự tàn bạo trước khi bị giết mổ, và những người không đáp ứng được yêu cầu phúc lợi của chúng lại không phải gánh chịu hậu quả nào.

Một cuộc điều tra bí mật của Animal Equality đối với một lò mổ cá hồi ở Scotland năm nay cho thấy cá bị cắt mang khi còn tỉnh táo, bị kẹp chặt liên tục và đau đớn, với việc phải dùng tới bảy cú đánh mới có thể khiến con vật choáng váng.

Các nhà vận động cho biết con cá phải đối mặt với "các cú đập tàn bạo và không chính xác", và nhiều con rơi xuống sàn nhà rồi chết ngạt. Không giống như động vật nuôi trên cạn, có luật yêu cầu giết mổ nhân đạo nhất có thể, ngành công nghiệp nuôi cá đặt ra các tiêu chuẩn riêng về giết mổ nhân đạo.

Trong khi chính phủ Anh tuyên bố Cơ quan Sức khỏe Động thực vật (Animal and Plant Health Agency - Apha) đã kiểm tra ở Scotland, các yêu cầu về quyền tự do thông tin do Liên đoàn Nhân đạo (Humane League) đệ trình lên chính phủ Scotland cho thấy không có quy trình nào được thiết lập để kiểm tra phúc lợi thường xuyên tại các địa điểm chế biến cá. Liên đoàn Nhân đạo không bao gồm Bắc Ireland trong phạm vi điều tra của mình.

Cơ quan Sức khỏe Động thực vật xác nhận rằng họ không có “chương trình kiểm tra chính thức thường kỳ tại các cơ sở chế biến cá”.

Scotland là nơi sản xuất cá hồi nuôi lớn thứ ba trên thế giới. Quốc gia nuôi cá lớn nhất, Na Uy, có một luật bắt buộc trước khi giết mổ cá nuôi. Scotland, Anh và Wales thì không có luật như vậy. Ước tính gần đây nhất, từ năm 2017, khoảng 22-52 triệu con cá hồi được nuôi và giết mổ ở Anh mỗi năm.

Vấn đề tương tự cũng áp dụng cho việc nuôi cá hồi ở Anh. Ngành công nghiệp cá hồi có chương trình chứng nhận riêng của mình, Quality Trout UK (QTUK), bao gồm các tiêu chuẩn về gây choáng trước khi giết mổ, nhưng những tiêu chuẩn này không được chính phủ thực thi và không có kiểm tra định kỳ.

Các phản hồi đối với yêu cầu tự do thông tin cho thấy không một cơ quan công quyền nào hiểu rõ về chế độ nào đang được áp dụng, với Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency), Thanh tra Sức khỏe Cá ( Fish Health Inspectorate), các sở y tế môi trường của chính quyền địa phương và Cơ quan Sức khỏe Động thực vật đều xác nhận rằng họ không tiến hành kiểm tra các trang trại cá ở Anh. Điều này có nghĩa là không có quan chức chính phủ nào giám sát phúc lợi cá tại thời điểm chúng bị giết mổ.

Cordelia Britton, người đứng đầu các chiến dịch vận động tại Liên đoàn Nhân đạo Vương quốc Anh, cho biết: “Đáng báo động là không có quan chức chính phủ nào kiểm tra phúc lợi cá khi giết mổ. Đã đến lúc chính quyền phải chịu trách nhiệm về việc cá nuôi bị giết mổ cũng như họ đã chịu trách nhiệm về việc giết mổ đối với các động vật nuôi khác”.

cá
Đã đến lúc phúc lợi động vật nói chung và cho cá nói riêng cần được quan tâm nhiều hơn. Ảnh minh họa.

Các nhà vận động đang kêu gọi cá nuôi được trao quyền tương tự như các động vật nuôi khác. Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học ngày càng tranh luận nhiều hơn về mức độ mà cá có thể cảm thấy đau đớn.

Vào năm 2018, nhà văn khoa học Ferris Jabr phát hiện ra rằng “các bằng chứng tổng hợp hiện đã đủ mạnh để các nhà sinh vật học và bác sĩ thú y chấp nhận rằng chứng đau của cá là một thực tế”.

Tiến sĩ Vicky Bond, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Nhân đạo Anh, cho biết: “Cá thường bị lãng quên trong các cuộc thảo luận và quyết định về quyền lợi động vật, và điều này hoàn toàn không chính đáng. Sự đồng thuận của giới khoa học và công chúng là chúng đều cảm thấy đau đớn, vì vậy việc từ chối không để cá nuôi được hưởng các biện pháp bảo vệ tương tự dành cho động vật trên cạn là hoàn toàn phi lý.

Ủy ban phúc lợi động vật của chính phủ đề nghị luật được cập nhật với các yêu cầu chi tiết về biện pháp gây choáng váng vào năm 1996, nhưng 25 năm sau, giết mổ cá nuôi vẫn theo các biện pháp bảo vệ không đầy đủ như cũ. Điều này cần phải thay đổi”.

Người phát ngôn của Bộ Môi trường, Thực phẩm & Các vấn đề Nông thôn Anh (Department for Environment, Food & Rural Affairs  - Defra) cho biết: “Vương quốc Anh có một số biện pháp bảo vệ phúc lợi động vật cao nhất trên thế giới, kể cả khi động vật bị mổ hoặc giết thịt. Chúng tôi đang xem xét cẩn thận các vấn đề được nêu ra trong quá trình xem xét các quy định về phúc lợi của động vật tại thời điểm giết hại, bao gồm các biện pháp bảo vệ chi tiết đối với phúc lợi của cá nuôi”.

Guardian
Đăng ngày 26/11/2021
Hương Lan
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 00:54 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 00:54 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 00:54 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 00:54 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 00:54 26/01/2025
Some text some message..