VASEP góp ý về C/O và thị trường thủy sản trong FTA

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 60/2014/CV-VASEP gửi Bộ Công Thương góp ý kiến về quy tắc xuất xứ và mở cửa thị trường đối với mặt hàng thủy sản trong khuôn khổ đàm phán một số Hiệp định thương mại tự do (FTA).

dây chuyền mạ băng tôm
Chế biến tôm XK (Ảnh Internet)

Theo VASEP, về đàm phán yêu cầu các nước đối tác mở thị trường, hiện nay thủy sản Việt Nam đã được XK tới 173 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ, EU và Nhật bản là 3 thị trường lớn nhất, lần lượt chiếm 22,6%, 17,6% và 17,1% thị phần XK.

Các thị trường Việt Nam đang đàm phán FTA như Hoa Kỳ, EU, Canada, Peru, Mexico, đều là những thị trường có xu hướng tự do hóa tương đối cao và sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại đây. Với khối Liên minh Hải quan thì việc XK còn nhiều khó khăn do phía bạn còn hạn chế số lượng công ty được phép XK. Vì vậy, các thị trường có tiềm năng tăng trưởng XK trong tương lai và cần mở cửa thị trường gồm: Liên minh Hải quan, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản.

Về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng thủy sản trong đàm phán FTA, hiện nay và có thể ít nhất trong 5 năm tới, Việt Nam đang phải nhập: trứng cá tầm, cá hồi về ương nở con giống, tôm bố mẹ về cho sinh sản, ương giống tại Việt Nam. Nếu EU dự kiến có quy định xuất xứ thuần túy thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc XK thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm - chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 3 tỷ USD/năm.

VASEP đề xuất nội dung khi đàm phán FTA với EU nên để con giống được nhập NK từ nước ngoài, còn ấp/nở giống & nuôi trồng tại Việt Nam.

Trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về quy tắc xuất xứ cá ngừ, hiện Việt Nam đang thiếu hụt nguyên liệu cá ngừ các loại để chế biến XK. Lượng NK hàng năm là khá lớn, chiếm tỷ trọng 40-50% lượng nguyên liệu cần thiết. Vì một mặt Việt Nam có năng lực và điều kiện tốt để chế biến các sản phẩm cá ngừ cho thị trường thế giới, đồng thời cá ngừ lại là loài di cư phải có đội tàu hiện đại chuyên nghiệp mới có được sản lượng đủ lớn cho nhu cầu.

Hiệp hội đề nghị Việt Nam phối hợp cùng với Singapore để áp dụng quy tắc linh hoạt hàm lượng giá trị khu vực (RVC) 40% như Singapore để sử dụng nguồn cá ngừ NK ngoài TPP.

VTV Cần Thơ/Báo Hải Quan, 18/04/2014
Đăng ngày 19/04/2014
Quang Duy
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:31 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:31 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:31 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:31 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:31 14/01/2025
Some text some message..