Về quê trồng rừng để nuôi tôm sạch

Tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, đi làm được 2 năm, nhưng cuối cùng Phạm Xuân Thành lại chọn con đường về quê phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn để nuôi tôm, cua, cá.

Về quê trồng rừng để nuôi tôm sạch
Thành thuyết trình về dự án của mình tại cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp” tại TP.HCM Ảnh: NVCC

Nhìn hình ảnh chàng trai nước da ngăm đen với chiếc khăn rằn của người Nam bộ trên cổ tại vòng bán kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp” do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM tổ chức gần đây, mới thấy hết được tình yêu của chàng kiến trúc sư trẻ này dành cho vùng sông nước Cà Mau của mình.

Xuân Thành nhận ra lợi thế của những cánh rừng ngập mặn quê nhà nhưng chưa được người dân khai thác hết. Bên cạnh đó, người dân ở quê đã dần dần bỏ cách nuôi tôm truyền thống sang nuôi theo lối công nghiệp. Chính những điều này đã thôi thúc Thành bỏ ngang công việc đúng chuyên ngành để rẽ sang hướng đi mới, với mong muốn mang được sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng.

“Mình phân phối ra thị trường sản phẩm là tôm thiên nhiên. Các sản phẩm này tại địa phương chủ yếu được xuất khẩu, còn người tiêu dùng trong nước vẫn phải sử dụng những con tôm nuôi công nghiệp, sử dụng thuốc kháng sinh và không được sạch. Thành muốn nhiều người biết và sử dụng những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên này”, Thành lý giải.

Chính vì nuôi tự nhiên nên hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên... Nhưng điều mình nhận lại là sản phẩm có chất lượng và rất an toàn

                                                                                   Phạm Xuân Thành

Khi được hỏi về cách nuôi tự nhiên này, Thành cho biết: “Mình trồng rừng ngập mặn, tôm và cua có trong rừng, thế là mình khai thác. Nguồn thức ăn của tôm, cua là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng. Mình trồng chủ yếu cây đước, lá cây đước rụng xuống, phân hủy và tạo nên nguồn thức ăn cho tôm, cua, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thuốc kháng sinh. Tôm sú và cua thì mình có thả con giống vì giống tự nhiên không nhiều, tôm đất và tôm thẻ thì giống hoàn toàn tự nhiên”.
Thành cũng phân tích thêm: “Việc trồng rừng sẽ giúp cân bằng sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Bên dưới rễ cây đước có rất nhiều sinh vật sinh sống như ốc, ba khía, cá, cua, tôm... Nếu không có rừng thì sẽ không có nơi ở và nguồn thức ăn cho những sinh vật này”.

Cũng theo Thành, tôm được đánh bắt 2 lần mỗi tháng và bắt theo con nước trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 5 (âm lịch) và 15 - 20 (âm lịch) khi con nước xuống thấp nhất, xả nước trong đầm ra, tôm đi ăn theo con nước và đóng vào lưới chắn.

Tuy nhiên, Thành cũng thừa nhận: “Chính vì nuôi tự nhiên nên hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, mình không kiểm soát được số lượng và năng suất sẽ thấp hơn tôm nuôi công nghiệp. Nhưng điều mình nhận lại là sản phẩm có chất lượng và rất an toàn”.

Vì là dân tay ngang nên để bắt tay vào dự án này, Thành phải học kinh nghiệm nuôi tôm từ người thân, người dân địa phương và lên mạng mày mò cũng như tìm những chuyên gia về nuôi trồng thủy sản để học hỏi. Đến bây giờ, sau 1 năm bỏ phố về quê, Thành đã thành lập công ty. Những sản phẩm hiện nay công ty cung cấp là tôm đông lạnh các loại, tôm khô, cua Cà Mau... Tất cả sản phẩm đều được kiểm định tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Quatest 3, TP.HCM và hoàn toàn không phát hiện các hàm lượng kim loại nặng như: chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân. Hiện nay sản phẩm của Thành đã có mặt tại các phiên chợ sạch, cửa hàng thực phẩm sạch.

Bên cạnh việc thành lập công ty, Thành còn mở một homestay để đón khách trên vuông tôm thiên nhiên của gia đình.

Nói về lý do thành lập homestay này, Thành cho hay: “Khách hàng khi mua sản phẩm thường hay hỏi tôm này có thật sự tự nhiên hay không, vì mô hình này người dân ở địa phương khác và dân thành phố hoàn toàn không biết. Chính vì thế mình muốn mở mô hình du lịch trải nghiệm này để du khách hiểu rõ hơn về sản phẩm và quy trình nuôi trồng của mình”.

Với những nỗ lực và quyết tâm, hiện Thành đã đạt được những thành công bước đầu với doanh thu 100 triệu đồng/tháng.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/01/2018
Nữ Vương
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 14:53 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 14:53 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 14:53 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:53 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 14:53 23/04/2024