Về vùng lũ đầu nguồn

Mùa nước nổi hàng năm được xem là mùa làm ăn, mùa sinh lợi của người dân nơi vùng lũ, bởi sản vật cá, tôm, cua, ốc cùng nhiều loài thủy sinh có giá trị thương phẩm cao... được thiên nhiên ban tặng rất dồi dào.

Chai lưới
Đánh bắt thủy sản trên đập tràn Trà Sư (Tịnh Biên) trong mùa lũ.

Nhộn nhịp mùa vụ mới:

Đầu tháng tám, khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia tràn về trên dòng kênh Bảy Xã, chúng tôi có dịp trở lại xã Phú Hữu (An Phú) chứng kiến không khí chuẩn bị vào mùa của người dân vùng lũ. Ở Phú Hữu vào mùa nước nổi, hầu hết người dân mưu sinh bằng nghề câu lưới, đặt lọp, đặt lú… để khai thác nguồn lợi thủy sản.

Ấp Phú Lợi được xem là nơi có đông ngư dân sống bằng nghề câu lưới. Không chỉ quanh năm gắn bó với nghề này, mà có nhà tới 2 - 3 thế hệ nối tiếp sinh sống bằng nghề sông nước. Anh Tâm, một ngư dân sinh sống bằng nghề câu lưới cho biết, do khu vực này tiếp giáp Campuchia, vào mùa mưa lũ sản vật rất phong phú. Anh cho biết, năm trước, với 4 cái lú mỗi ngày có thể thu hoạch hàng chục ký cá, tôm. Đồng trống nên dân tập trung về đây khai thác nguồn lợi thủy sản rất đông. Hầu hết là làm nghề câu lưới, đặt lú, dớn, lọp cá linh, lọp cua… suốt mùa lũ. Với tay chỉ chiếc lú đặt dưới lòng sông, anh Hiền (một ngư dân kỳ cựu) cho biết, nước mới “quay” vài tuần nay nhưng đã xuất hiện nhiều loại cá ngon, như: Chạch lấu, cá lăng, cá éc... Với 6 cái lú, trung bình mỗi đêm anh kiếm hơn chục ký cá, tôm, ăn không hết, anh mang ra chợ quê bán cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

Dân đặt lú ở Phú Hữu hầu như ai cũng biết đến tư Dững (ấp Phú Hiệp), người có nhiều kinh nghiệm sông nước. Hôm chúng tôi ghé nhà, ông hì hục cùng gần chục người trong gia đình chuẩn bị phương tiện để đánh bắt cá trong mùa nước nổi. Ngay dưới nhà sàn, người thì vót tre làm cọc, người nứt hom, uốn vành… Còn phía trên sàn nhà, mấy phụ nữ ngồi ken lưới. Ông tư Dững cho biết, năm nay đầu tư gần 40 triệu đồng làm 10 cái lú loại lớn (dài 12m, đường kính 7,5 tấc), mặt lưới 3 phân rưỡi để bắt các loại cá lớn. Theo hướng tay chỉ của tư Dững, tôi đếm sơ sơ có gần chục cái lú của người dân “vèo” sẵn hai bên sông. Ông cho biết “Mình làm nghề bà cậu, chim trời cá nước, ai bắt được nấy hưởng. Tới mùa nước nổi, lú đặt kín hai bên mé, cá chui vô lú ai thì người đó được”. Nhánh sông Hậu từ ngã ba Dung Thăng (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú) đổ xuống TP. Châu Đốc có nhiều giàn đáy đang hoạt động. Giàn “đáy nhất” giáp biên giới Campuchia giá đến 600 triệu đồng.

Trong mùa lũ về, nhiều ngành nghề “ăn theo” như các cơ sở đóng xuồng cui, tam bản, cơ sở làm lưới, lưỡi câu cũng tất bật chuẩn bị từ hơn 1 tháng nay. Mỗi năm cứ vào mùa nước nổi, ở các xóm làm xuồng cung cấp hàng ngàn chiếc xuồng lớn, nhỏ phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản của ngư dân. Ông Trần Thiện Tâm, tổ trưởng làng nghề làm lưỡi câu (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) cho biết: Hằng năm, khoảng đầu tháng 6 đến tháng 9, lưỡi câu được sản xuất và tiêu thụ mạnh, thương lái đến đặt hàng nhộn nhịp.

Còn ở khu vực chợ chài lưới Thơm Rơm nằm trên Quốc lộ 91 thuộc quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), những ngày qua bắt đầu nhộn nhịp ngư dân từ các địa phương ở An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… đổ về mua sắm. Ngư dân vùng lũ An Phú, Tân Châu, Châu Phú… cũng tìm đến chợ lưới Thơm Rơm để chuẩn bị phương tiện cho mùa lăm ăn của mình.

An dân trong mùa lũ:

Nước lũ về kéo theo là sự xuất hiện của cá, tôm dồi dào. Ngư dân vùng lũ luôn mơ có một mùa “lũ đẹp” với sự bình yên, an toàn, làm ăn khấm khá. Tuy nhiên, ở đầu nguồn Tân Châu, An Phú, cứ mỗi bận lũ về lại có biết bao lo toan, từ lãnh đạo địa phương đến từng người dân sinh sống nơi đầu sóng, ngọn gió. Từ chủ động chằng, chống nhà cửa để bảo vệ an toàn chỗ ở cho các hộ dân, gia cố hàng trăm km đê bao, đến củng cố Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão- tìm kiếm cứu nạn các cấp… đều được chuẩn bị từ rất sớm.

Các địa phương cũng đã triển khai kế hoạch tổ chức dạy bơi cho trẻ, tổ chức các điểm giữ trẻ, củng cố các chốt, điểm tìm kiếm cứu nạn (ở An Phú sẽ có 37 điểm giữ trẻ trong mùa lũ, 26 điểm đưa rước học sinh, 58 chốt cứu hộ cứu nạn); tu sửa đê bao, cầu đường bị hư hỏng, di dời nhà dân đến nơi an toàn.

Những năm qua, tỉnh nỗ lực phối hợp triển khai nhiều dự án nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng lũ. Dự án “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (QLRRTTDVCĐ) đã được triển khai tại 2 huyện An Phú và Châu Phú.  Dự án do AusAID và CARE Australia tài trợ trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa các tổ chức phi Chính phủ (ANCP) nhằm nhân rộng đề án 1002 của Chính phủ Việt Nam về “Nâng cao nhận thức cộng đồng và “QLRRTTDVCĐ” đến năm 2020” tại 4 xã Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú (Châu Phú) và Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu (An Phú). Trong đó, Chương trình đã tạo 8 mô hình sinh kế cho người dân nhằm tạo khả năng phục hồi khi thiên tai xảy ra.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm nay số cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông khoảng 11-13 cơn - mức cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta 5 - 6 cơn. Dự kiến, đến ngày 15-9, đập Tha La và Trà Sư được mở xả lũ ra biển Tây nên mực nước tại các Trạm thủy văn trong vùng Tứ giác Long Xuyên lên nhanh từ 3-5 cm mỗi ngày. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết ở khu vực vùng trũng Tứ giác Long Xuyên là tăng cường kiểm tra hệ thống cống, đê bao để bảo vệ diện tích sản xuất, nuôi trồng thủy sản, di dời dân vùng ngập lũ đến nơi an toàn.

Báo An Giang
Đăng ngày 08/08/2013
Bài, ảnh: HỮU HUYNH
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 20:46 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:46 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:46 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:46 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:46 20/04/2024