Khi cá bị bệnh, biểu hiện chủ yếu là xuất huyết gốc vây hậu môn, các cơ quan nội tạng như gan, ruột, thận, lá lách đều xuất huyết, tụ máu hoặc hoại tử. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh xuất huyết cho Aeromonas hydrophila gây ra.
Để phát hiện A.veronii có thể dùng kỹ thuật duplex PCR để giám định, 2 cặp mồi được sử dụng là cặp mồi đặc hiệu gen 16S-rRNA của Aeromonas và cặp mồi đặc hiệu (rpoB) của A.veronii. Phương pháp này ngoài chẩn đoán đúng tác nhân gây bệnh là A. veronii còn cho phép phân biệt với vi khuẩn A. hydrophila.
Hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS) trên cá
Hội chứng lở loét (EUS) lần đầu tiên phát hiện ở Nhật Bản năm 1971. Ở Việt Nam, bệnh đã xuất hiện khá lâu trên cá lóc (Channa striata), cá trê (Clarias batrachus) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh lây lan nhanh là do nguồn nước, dòng chảy và vật trung gian mang mầm bệnh. Vi nấm Aphanomyces invadans và oomycete được xem là tác nhân quan trọng gây ra hội chứng lở loét và vi khuẩn Aeromonas spp. ghi nhận là tác nhân thứ cấp phân lập được ở vết lở loét của cá bị bệnh.
Các triệu chứng bệnh bên ngoài của EUS bao gồm các vết loét, xuất huyết đốm, hoại tử, nhiễm trùng nặng hơn có thể mất hoàn toàn vảy và mô da.
Vi khuẩn Aeromonas veronii phân lập từ cá rô bị bệnh EUS
Trong một nghiên cứu gần đây của Rakib Ehsan cùng cộng sự (2021) đã báo cáo kết quả phân lập vi khuẩn A.veronii từ cá rô mắc bệnh EUS và thử nghiệm khảo sát những ảnh hưởng của nhiệt độ trên khả năng gây bệnh, và tìm ra kháng sinh đồ.
Các triệu chứng bên ngoài của cá bệnh được thu gom gồm có vết loét sâu, xuất huyết, nhầy nhớt thân, đuôi và vây bị thối.
Một số biểu hiện cá rô nhiễm EUS: (a) xuất huyết; (b) mất một phần/ hoại tử/ vết loét sâu; (c) thối đuôi
Kết quả có 38/46 mẫu ghi nhận đặc điểm sinh hóa thuộc vi khuẩn Aeromonas sp. và dựa vào hình dạng phân loại 5 trong số 38 mẫu là A.veronii.
Kết quả thử nghiệm cảm nhiễm A. veronii trên cá rô khỏe để đánh giá tỷ lệ chết ghi nhận rơi vào khoảng 48-53% và cá bắt đầu chết sau 2-3 ngày cảm nhiễm. Nhiệt độ 28oC là mức nhiệt gây chết cao nhất.
Kết quả kháng sinh đồ
Nghiên cứu ghi nhận kết quả khi A. veronii của tất cả các chủng phân lập đều kháng với nhiều loại kháng sinh nhóm β-lactam (amoxicillin, ampicillin), penicillin-G và vancomycin. Đánh giá về độ nhạy thì A. veronii rất nhạy cảm với cefuroxime, gentamicin, levofloxacin, nitrofurantoin. Kết quả kháng sinh đồ được xem như là bước đầu của định hướng điều chế vacccine phòng bệnh.
Mẫu biểu đồ kháng sinh của A. veronii, BFKA33 chống lại các đĩa kháng sinh thương mại.
Kháng sinh thuộc nhóm β-lactam được sử dụng phổ biến trong trị bệnh do độc tính thấp, cơ chế hoạt động là ngăn quá trình tạo thành vách tế bào vi khuẩn, vi khuẩn không có vách tế bào có thể bị vỡ và chết đi. Trong nghiên cứu này kết quả kháng sinh đồ chỉ ra kháng sinh thuộc nhóm β-lactam không phù hợp trong việc lựa cho điều chế vaccine, thay vào đó là các chất cefuroxime, gentamicin, levofloxacin, nitrofurantoin.
Phương pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas veronii người nuôi cần :
- Tránh thả quá dày, kết hợp định kỳ tạt vôi khử trùng nước ao, nếu nuôi lồng định kỳ vệ sinh lồng.
- Kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả.
- Bổ sung Vitamin C, probiotic để nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi.
- Thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường của cá để phát hiện sớm bệnh.
- Khi phát hiện cá bị bệnh cần tiến hành vớt cá chết ngay; khử trùng tiêu độc nguồn cá này để tránh lây lan và tiến hành khử trùng nước ao nuôi, lồng nuôi.
Nguồn : Rakib Ehsan, Ashikur Rahman, Sulav Indra Paul, Md. Ali Arman Ador, Md. Shameul Haque, Tasmina Akter, Md. Mahbubur Rahman. Aeromonas veronii isolated from climbing perch (Anabas testudineus) suffering from epizootic ulcerative syndrome (EUS), ScienceDirect, Aquaculture and Fisheries. 17/12/2022