Vi sinh vật "ăn" nhựa có thể được sử dụng để đối phó với ô nhiễm toàn cầu
Nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Chalmers của Thụy Điển cho thấy, các loài bọ tạo ra các enzyme phân hủy nhựa trên đất liền và trong đại dương đang ngày càng phát triển về số lượng và sự đa dạng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 30.000 chất tương đồng enzyme tồn tại trên khắp hành tinh và có khả năng phân hủy 10 loại nhựa được con người sử dụng rộng rãi nhất.
Các nhà nghiên cứu tiết lộ, khoảng 12.000 sinh vật như vậy được tìm thấy trong đại dương và 18.000 trong đất, đồng thời cho biết thêm rằng, môi trường sống của chúng tương quan với mức độ ô nhiễm nhựa tại địa phương. Số lượng bọ phân hủy nhựa cao nhất được phát hiện ở các khu vực nổi tiếng là ô nhiễm nặng, bao gồm Nam Thái Bình Dương và biển Địa Trung Hải.
Rác thải nhựa luôn là nỗi lo của toàn nhân loại. Ảnh minh họa
Trước đây người ta biết rằng một số enzyme có thể phân hủy nhựa và các nhà khoa học hiện nay tin rằng môi trường đang phát triển để sản sinh nhiều hơn các sinh vật này, nhằm xử lý khoảng 380 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm.
Theo phó giáo sư Aleksej Zelezniak từ Đại học Công nghệ Chalmers, những phát hiện mới nhất đại diện cho một minh chứng rõ ràng về cách môi trường đang phản ứng với những áp lực mà chúng ta đặt lên nó.
Các nhà khoa học hy vọng việc phân tích sâu hơn các mẫu ADN có khả năng phân hủy nhựa có thể giúp chúng ta kiểm soát cuộc khủng hoảng ô nhiễm.
Nghiên cứu khẳng định những vi sinh vật này có “tiềm năng to lớn để cách mạng hóa việc quản lý chất thải nhựa toàn cầu”. Các tác giả nghiên cứu hiện muốn kiểm tra “những ứng cử viên enzyme hứa hẹn nhất” trong phòng thí nghiệm và xác định những chất có thể được sử dụng trong các quy trình tái chế mới để tăng tốc độ phân hủy nhựa vốn rất chậm.