Tác hại của tôm chậm lớn:
1. FRC của tôm cao tốn kém thức ăn
2. Tôm chậm lớn kéo dài thời gian thu hoạch làm tăng chi phí nuôi
3. Làm giảm giá trị tôm nuôi, giảm năng suất sản lượng tôm nuôi.
Nguyên nhân và cách phòng bệnh của tôm chậm lớn:
1. Chất lượng con giống kém
Nếu nguồn giống bố mẹ cho đẻ càng nhiều lần thì chất lượng tôm giống càng kém hoặc tôm giống kém chất lượng do quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách. Do vậy phải lựa chọn tôm giống có chất lượng, tuyệt đối không thả giống trôi nổi trên thị trường.
Phương pháp lựa chọn tôm giống:
- Lựa chọn con giống của nhà sản xuất có uy tín.
- Xét nghiệm PCR và test khuẩn trên môi trường thạch. Nếu tôm không đạt chuẩn kiên quyết loại bỏ
Xem đầy đủ cách lựa chọn tôm giống tốt trong bài viết: Lựa chọn tôm giống tốt
2. Tôm mắc bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus) và HPV (Hepatopancreatic virus)
Dấu hiệu tôm bắt mồi kém, vỏ sậm màu, bơi lội lờ đờ, dễ bị ký sinh trùng hoặc rong bám, nặng hơn chết rải rác trong thời gian nuôi.
Chưa có biện pháp trị: Ngay khi phát hiện tôm bệnh phải bắt bỏ những con tôm bị còi ra khỏi ao bằng cách đặt chà ( dùng rò tre nhỏ bỏ cành cây lá khô, dụ bắt tôm còi)
Biện pháp phòng:
+ Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh MBV.
+ Tẩy dọn ao, bể nuôi như phương pháp phòng chung. Thường xuyên diệt khuẩn môi trường ao nuôi.
+ Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.
+ Kiểm dịch nguồn tôm bố mẹ trước khi cho đẻ.
+ Xử lý nước nguồn nước kỹ trước khi ấp trứng thì có thể sản xuất được đàn tôm Postlarvae không nhiễm virus MBV.
3. Tôm bị bệnh phân trắng
Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm bị chậm lớn.
Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem đầy đủ cách phòng trị bệnh phân trắng trong bài viết: Bệnh phân trắng trên tôm và cách phòng ngừa
4. Vi bào từ trùng
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến cho tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác.
Phòng: Xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.
Khuyến cáo: sử dụng vôi nóng (CaO) xử lý ao để có thể đạt độ pH đáy ao trong quá trình cải tạo cao hơn 11 - 12 để làm chết mầm bệnh EHP.
5. Mật độ quá dày, sinh khối lớn
Khi nuôi tôm mật độ quá dày, những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho tôm không đủ để tôm phát triển và lột xác.
Khuyến cáo: nuôi tôm thâm canh thì mật độ thích hợp là dưới 100con/m2. Định kỳ bổ sung khoáng vào thức ăn tôm và khoáng tạt vào ao nuôi. Nếu đánh khoáng nên đánh vào buổi tối.
6. Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh
Người dân thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Sau đó cần bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn nhằm giúp tôm đào thải kháng sinh, sau khi dùng men vi sinh 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột.
**không sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, vì sẽ gây lờn thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.
7. Thức ăn kém chất lượng, chất lượng nước ao nuôi xấu
Chất lượng nước trong ao cũng quyết định tốc độ tăng trường của tôm. Hình minh họa
Thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn do tôm không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Do đó phải bảo quản thức ăn đúng nơi quy định. Không được để bao thức ăn dưới sàn đất.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước ( Độ kiềm, Fe, NO2, NH3..) trong ao để nhanh chóng điều chỉnh.
Không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho tôm bị chậm lớn, chúc bà con một vụ mùa bội thu.