Vị thuốc quý từ cá thu

Cá thu có tên khoa học là Scomberomorus maculatus, sinh sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao. Cá thu được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, sốt cà chua, kho tộ, kho tiêu, làm chả, làm chà bông, nấu bún…

Thịt cá thu rất ngon và là vị thuốc quý (Ảnh: Quang Hưng - Tepbac.com)

Thịt cá thu rất ngon và là vị thuốc quý (Ảnh: Quang Hưng - Tepbac.com)

Ngoài món ăn ngon, có nhiều dinh dưỡng ra, cá thu còn có công dụng chữa nhiều bệnh. Bởi vậy, quê tôi có câu ca: \"Cha mẹ nghèo đòi ăn cá thu / Gã con xuống biển mù mù, tăm tăm”.

Theo Đông y, cá thu vị ngọt, bình, không độc; vào tỳ vị can thận. Thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ. Có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hoà dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.

Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn. Liều dùng: 100 - 200g. Sau đây là những món ăn ngon chế biến từ cá thu:

- Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ: Cá thu (200 g) làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc như: Đảng sâm (15g), hoàng kỳ (200g), hoài sơn (15g), thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc.. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy dài ngày, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, rong huyết, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.

- Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Dùng cho mọi giới tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em, người bị tiêu chảy, kiết lỵ dài ngày.

- Bún chả cá thu: Cá thu tươi, mua về rửa sạch, cắt lát mỏng, lột lấy da, xương, mô sụn để riêng...chỉ dùng nạc (để ráo) cho vào máy xay nghiền cho nhuyễn. Cứ mỗi kg cá ướp với: 1,5 muỗng xúp hành lá cắt thật nhỏ + 1/2 muỗng xúp lá thìa là băm nhuyễn + 1 muỗng càphê tiêu + 1 muỗng xúp nước mắm + 1/2 muỗng càphê muối. Chả cá đã xay nhuyễn vo viên tròn nhỏ... chiên trong chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo.

Cứ 1kg đầu cá thu nấu thành khoảng hai lít nước. Chặt đầu cá thành miếng nhỏ, cho thêm phần da, xương sụn, măng chua, cà chua... nấu với ít nước vừa đủ xâm xấp cá, hầm nhỏ lửa cho đến khi đầu cá mềm, lược bỏ xác xương da qua một túi vải thưa cho nước trong đẹp, thêm nước sôi vừa đủ; cho thêm măng chua, cà chua xắt và ít chả cá vo viên vào nồi nước dùng, giữ nóng trên bếp. Để nồi nước dùng thêm hấp dẫn, dùng dầu ăn phi với ít hột điều, cho ra dầu màu rồi cho vào nồi nước dùng vừa đủ. Hành lá cắt khúc ngắn chừng ba bốn phân, tỉa hoa và hành củ cắt lát mỏng, để riêng. Hành lá, ngò, lá thì là cắt nhỏ để riêng, gừng non cắt sợi.

Cuối cùng, chia bún vào tô, trải ít miếng chả hấp lẫn chả chiên lên mặt bún, châm nước dùng cá thật nóng vào, trải hành ngò (thì là, gừng tuỳ ý) cắt nhỏ, rắc thêm tiêu, ớt chín, ngò trải trên mặt bún, món bún chả cá thường chỉ ăn kèm hành lá, hành củ sống hoặc trụng; nêm nước mắm nguyên chất chanh ớt tỏi và ăn nóng.

Theo Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 15/06/2012
Chế biến

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Một mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn có hiệu quả

Mô hình này triển khai năm 2023 ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu có tỉ lệ thành công khoảng 71%. Đơn cử ông Nguyễn Văn Bảnh ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nuôi 18 ao, cả năm 2023 thu 150 tấn tôm size 18-30 con/kg, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng; ông Trần Duy Đan ở tỉnh Bạc Liêu nuôi 10 ao, lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

Ao nuôi tôm
• 22:12 22/05/2024

Lợi ích của việc nạo vét kênh rạch

Nạo vét kênh rạch là giải pháp cần thiết để cải thiện tình trạng này, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nạo vét kênh rạch
• 22:12 22/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 22:12 22/05/2024

Siêu Khuyến mãi 22.05 - Miễn phí vận chuyển toàn sàn

Đến hẹn lại lên, thời gian săn sale được khách hàng mong đợi nhất hàng tháng lại bắt đầu. Từ ngày 22 đến hết ngày 28 tháng 05 năm 2024 tại Farmext eShop tưng bừng diễn ra chương trình "Tuần lễ vàng - Miễn phí vận chuyển toàn sàn” cho đơn hàng có khối lượng tối đa 10kg.

Miễn phí vận chuyển
• 22:12 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 22:12 22/05/2024