Viễn cảnh 2021 cho ngành tôm, cá hồi và bột cá

Năm 2020 được xem là năm vất vả cả về kinh tế và xã hội, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ đầu năm thì kéo dài các hệ lụy cho đến hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã bắt đầu có những động thái thích ứng và phản ứng phù hợp để khôi phục nền kinh tế trở lại một lần nữa.

cá hồi phi lê
Ngành cá Hồi chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid.

Hãy cùng xem qua lời chia sẻ của chuyên gia phân tích về thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank (Công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng của Hà Lan chuyên đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và ngân hàng theo hướng bền vững) về viễn cảnh ngành tôm, cá hồi và bột cá trong những năm tiếp theo.

Ngành tôm

Với chu kì sản xuất trung bình là 120 ngày, ngành tôm được xem là ngành có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu tiêu thụ phát sinh. Một điểm khá thuận lợi.

Hai vấn đề chính ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tôm chính là sự đóng cửa của dịch vụ ăn uống trên toàn cầu và sự giảm nhu cầu đáng kể tại đất nước tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới- Trung Quốc, rõ ràng cả 2 vấn đề trên đều liên quan đến đại dịch Covid-19. Như vậy, ngành tôm cần phải có sự cải thiện về phương thức kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như sự giảm đi yếu tố gây hoang mang liên quan đến sản phẩm.


Giá trị sản xuất tôm toàn cầu của một số quốc gia, ước tính năm 2020 – 2021. Nguồn: Rabobank

Một tin tốt lành là dịch bệnh tại Trung Quốc cũng đang dần được kiểm soát và mọi thứ sẽ khôi phục lại trong năm 2021. Đây là một tin tức tốt đặc biệt cho Ecuador. Trung Quốc là thị trưởng xuất khẩu chính của Ecuador. Năm 2020, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc giảm theo nhu cầu tiêu thụ ở đây, thêm vào đó sự kiện phát hiện dấu vết của virus Covid-19 trên các gói hàng tôm nhập khẩu từ Ecuador đã giáng một đòn nặng nề cho việc xuất khẩu tôm của nước này. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ có khởi sắc trở lại từ năm 2021.

Tương tự ngành tôm ở Ấn Độ cũng có hi vọng hơn khi thị trường nhập khẩu tôm của Ấn Độ là Mỹ cũng bắt đầu các hoạt động dịch vụ ăn uống trở lại. Bên cạnh đó một vấn đề lớn khác ở đất nước này chính là khâu chế biến. Theo khảo sát của Rabobank với Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA (công bố vào tháng 10) cho thấy sản xuất tôm ở Ấn Độ có thể giảm đến 27% trong năm 2020, dù thực tế chỉ là 10-15% nhưng đây vẫn là mức giảm khá lớn. Sự thay đổi nhất định trong quá trình chế biến tôm đã dần tạo cơ hội cho Ấn Độ giành lại thị phần xuất khẩu tôm ở Mỹ mà họ đã bị mất trong tay của Ecuador và Indonesia trong năm 2020.

Ngược lại, theo Nikolik dù Ấn Độ đã đạt được những thành công nhất định trong lúc dịch Covid-19 bùng phát nhờ vào khả năng ứng biến trong sản xuất và giảm các đối thủ cạnh tranh thì nay trong năm 2021 họ cần nỗ lực nhiều hơn nữa vì những đối thủ đáng ngại đã bắt đầu quay lại cuộc chơi giành thị phần với toàn sức như Ấn Độ, và cạnh tranh về giá với Ecuador,…

Ngành cá Hồi

Chile, đất nước sản xuất cá Hồi lớn thứ 2 thế giới và đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid.

Một trong những vấn đề chính năm 2020 chính là sụt giá, điều này dẫn đến sự giảm lượng cá hồi giống và theo dự đoán lượng cá giống giảm 11-24%, cụ thể có lẽ từ 13-14%. Hệ quả việc này chính là không đủ hàng xuất khẩu trong năm 2021, ước tính giảm 10% sản lượng xuất khẩu. Đặc biệt là ở Mỹ, thị trường xuất khẩu cá hồi chính của Chile.

Theo dự đoán sản xuất tại Na Uy có thể tăng khoảng 4%, nhưng vì việc giảm lượng giống ở Chile đã làm ngưng trệ việc sản xuất của toàn cầu, đồng nghĩa phát triển toàn cầu chỉ rơi vào khoảng 0-2%.


Giá trị sản xuất cá hồi toàn cầu của một số quốc gia, ước tính năm 2020 – 2021. Nguồn: Rabobank

Thêm vào đó, một vấn đề khác mà Chile gặp phải là không có sự đa dạng trong đường phân phối để tiến vào thị trường Châu Âu. Đúng hơn là họ không thể bán. Một số lí do chính là: Kém liên lạc, khoảng cách xa, Châu Âu không thích cá hồi đông lạnh, vấn đề về sử dụng protein gia cầm trong công thức thức ăn cá hồi, họ không đạt được chứng chỉ BAP. 

Chile không có nhiều khả năng tiếp cận thị trường Châu Âu nhưng Na Uy, quần đảo Faroes và Scotland thì lại có tìm năng vào Mỹ, theo Nikolik những nhà sản xuất Châu Âu lại tập trung nhiều hơn ở Bắc Mỹ, bởi vì ở đây đang thiếu nguồn cung.

Ngoài ra không chỉ việc thiếu nguồn cung mới góp phần nâng giá thị trường. Sự xuất hiện của vắc xin Covid-19 sắp tới đây sẽ giúp gỡ bỏ nhiều rào cản ở dịch vụ ăn uống, điều này sẽ giúp cải thiện về giá đáng kể.

Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà sản xuất cá hồi bằng các hệ thống nuôi trồng trên cạn, họ đã đầu tư và mong muốn có được kết quả tốt đẹp hơn như Atlantic sapphire.

Bột cá và dầu cá

Nikolik lưu ý rằng khó để dự đoán được hạn ngạch nào được đặt ra trong việc đánh bắt cá cơm ở Peru, vì chúng phụ thuộc vào khí hậu, nhưng có thể thấy rằng hạn ngạch chỉ bằng hoặc thấp hơn năm 2020, đặc biệt là năm có El Nino (hiện tượng vùng biển ở một khu vực ấm lên bất thường và trong thời gian này cá sẽ trở nên ít đi).

Đối với nhu cầu bột cá, Nikolik tin rằng khi lĩnh vực dịch vụ ăn uống phục hồi sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, từ đó thúc đẩy nhu cầu về nguyên liệu làm thức ăn. Thêm vào đó thực trạng dịch tả theo Châu Phi hoành hành đã làm chuyển hướng xu hướng ăn uống từ thịt heo sang thủy sản.

Prospects for the shrimp, salmon and fishmeal sectors by Rob Fletcher.

Đăng ngày 11/01/2021
Triệu
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 16:28 13/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 16:28 13/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 16:28 13/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:28 13/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 16:28 13/06/2025
Some text some message..