Viện Hải dương học không thấy san hô tại khu vực 'Vĩnh Tân nhận chìm'

Thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, không phát hiện san hô nhưng có mẫu nhỏ là đối tượng khai thác làm thực phẩm.

Vĩnh Tân, nhận chìm 1 triệu m³ bùn thải, nhận chìm bùn thải, ô nhiễm môi trường biển, ngư dân, san hô
Vị trí Viện hải dương học khảo sát để đánh giá sơ bộ hiện trạng nền đáy khu vực nhận chìm chất nạo vét.

Bộ Tài nguyên Môi trường vừa thông tin về kết quả khảo sát sơ bộ hiện trạng khu vực dự kiến nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển xã Vĩnh Tân của Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), từ ngày 18 đến 21/7.

Theo đó, bằng phương pháp đo sâu hồi âm bằng máy Lowrance 526 và định vị vệ tinh, Viện Hải dương học kết luận địa hình đáy khu vực dự kiến nhận chìm khá bằng phẳng với độ sâu -35 m đến -36,8 m.

Về trầm tích đáy, nhóm khoa học sau khi thu mẫu đã mô tả tại chỗ về màu sắc, mùi, kiểu trầm tích, thành phần vật liệu và độ sâu thu mẫu; sau đó họ mang chúng về phòng thí nghiệm để xử lý, phân tích các chỉ tiêu cơ học. Kết quả, thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, màu xám đen, rất ít vỏ vụn xác sinh vật.

Hai chuyên gia với sự hỗ trợ của thiết bị lặn và các thiết bị chuyên dụng cũng đã thực hiện quay video sinh cảnh nền đáy tại 5 khu vực. "Xử lý tư liệu cho thấy đây là sinh cảnh đáy mềm, khá nghèo sinh vật kích thước lớn, chỉ xuất hiện một số ít bụi rong, cua ký cư, ốc, huệ biển và không phát hiện san hô hay cỏ biển", báo cáo nêu.

Phân tích mẫu sinh vật đáy nhỏ trong trầm tích, Viện ghi nhận sự hiện diện của cả 4 nhóm động vật gồm giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác và da gai. Trong nhóm thân mềm có một mẫu với kích thước nhỏ của loài móng tay - là đối tượng được khai thác làm thực phẩm.

Vĩnh Tân, nhận chìm 1 triệu m³ bùn thải, nhận chìm bùn thải, ô nhiễm môi trường biển, ngư dân, san hô
Thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, màu xám đen, rất ít vỏ vụn xác sinh vật.

Kết quả của Viện Hải dương học mới là khảo sát sát bước đầu, để đưa ra quyết định về việc "giao biển để nhận chìm hay không", Bộ Tài nguyên còn phải căn cứ vào kết luận của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam - đơn vị mới được Phó thủ tướng giao đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.

Trước đó, đại diện Bộ Tài nguyên từng khẳng định nếu khu vực thực hiện nhận chìm có san hô hay hệ sinh thái thì sẽ xem xét lại toàn bộ báo cáo của chủ đầu tư. Giấy phép nhận chìm mới chỉ là căn cứ để chủ đầu tư tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và các khâu chuẩn bị khác, chứ chưa phải giao biển cho doanh nghiệp.

Bộ Tài nguyên đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần một triệu mét khối bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Khu vực biển nhận chìm có diện tích 30 ha, cách Hòn Cau 8 km và nơi nhận chìm độ sâu lớn nhất là -31 đến -36 m.

Việc này vấp phải sự phản đối của một số nhà khoa học và tổ chức liên quan, vì họ cho rằng có thể xảy ra "thảm họa môi trường" nếu dự án thực hiện.

VNExpress
Đăng ngày 28/07/2017
Phạm Hương
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 03:48 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 03:48 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 03:48 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 03:48 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 03:48 19/11/2024
Some text some message..