Việt Nam – Australia ký bản ghi nhớ về chống đánh bắt cá trái phép

Nằm trong chương trình hoạt động của Tuần lễ về An ning lương thực (ANLT) APEC 2017 diễn ra tại Cần Thơ, ngày 24/8, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn và Thượng nghị sĩ Anne Ruston, đồng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia đã có buổi làm việc song phương và ký kết Bản ghi nhớ về phòng, chống đánh bắt cá trái phép.

Việt Nam – Australia ký bản ghi nhớ về chống đánh bắt cá trái phép
Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn và Thượng nghị sĩ Anne Ruston, đồng Bộ trưởng Bộ NN&TNN Australia

Theo Bộ trưởng Anne Ruston, Việt Nam và Australia cam kết lâu dài cùng đấu tranh phòng ngừa tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không qua điều hành (IUU). “Cả hai nước đã cùng phối hợp với nhau thành công từ hơn 10 năm nay trong khuôn khổ Kế hoạch hành động khu vực Đông Nam Á nhằm phát huy hoạt động đánh bắt cá có tránh nhiệm, bao gồm phòng chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp” - Bộ trưởng Anne Ruston nhấn mạnh.

Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn khẳng định: “Nội dung MOU nhằm tăng cường mối quan hệ song phương theo chiều sâu và đặt cơ sở cho việc hợp tác thường xuyên giữa hai chính phủ trong việc giải quyết vấn đề tàu thuyền mang cờ hai nước đánh bắt cá trái phép, không theo quy định và không báo cáo. Việc ký MOU này khẳng định Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các nước trong việc chống đánh bắt cá trái phép”.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn và Bộ trưởng Anne Ruston đã cùng chào mừng sự khởi động của nghiên cứu quốc gia của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) về chính sách và quy định cho ngành thủy sản của khu vực. Bộ trưởng Anne Ruston ghi nhận, cuộc nghiên cứu rà soát này sẽ giúp phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo hướng có lợi cho các cộng đồng địa phương, cùng lúc đó tận dụng các cơ hội do nền kinh tế toàn cầu mang lại.

“Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt nó góp phần cho đời sống kinh tế khá giả của cộng đồng địa phương, vì vậy Australia vui mừng được hỗ trợ dự án này với ngân sách 257.000 đô la” - Bộ trưởng Anne Ruston chia sẻ.

Nhân dịp này, hai bên đã tuyên bố về việc hoàn thiện các thủ tục mở cửa thị trường Úc cho quả Thanh long Việt Nam và mở cửa thị trường Việt Nam cho quả anh đào Úc. Phía Việt Nam đề nghị phía Úc hỗ trợ Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm tại Việt Nam để xét nghiệm chất lượng tôm sống cho xuất khẩu. Hai bên cam kết sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để đẩy nhanh các thủ tục tiếp cận cho các nông sản khác, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

omard.gov.vn
Đăng ngày 28/08/2017
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 16:59 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 16:59 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 16:59 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 16:59 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 16:59 27/01/2025
Some text some message..