Việt Nam bán cao nhất trong 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

Dù đã có những con số nổi trội nhưng ngành tôm Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như áp lực hạ giá thành sản xuất và giá xuất khẩu. Trong khi giá tôm trên thế giới đang có xu hướng giảm thì giá tôm của Việt Nam lại tăng. Năm 2015, giá tôm Việt Nam bán cao nhất trong nhóm 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.

thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Ngành tôm Việt Nam gặp không ít thách thức khi ra thị trường thế giới. (Ảnh: CTV)

Trong tham luận tại hội thảo “Hội tụ để phát triển ngành tôm” được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ ngành tôm 2016 tại tỉnh Bạc Liêu mới đây, chuyên gia thị trường Nguyễn Bích (Tạp chí thủy sản Việt Nam) cho biết, Việt Nam đứng thứ 3 về sản xuất tôm trên thế giới (sau Trung Quốc và Indonesia), với sản lượng từ 600.000 - 650.000 tấn/năm, nhưng dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú, với sản lượng 300.000 tấn.

Tôm cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng thủy sản của Việt Nam, chiếm đến 50% tổng giá trị. Trong 10 năm qua, xuất khẩu tôm luôn duy trì mức tăng tưởng cao, trong khi đó xuất khẩu các mặt hàng khác lại có sự trồi sụt nhất định. Nếu như năm 2005 xuất khẩu tôm của Việt Nam mới chỉ đạt 1,37 tỷ USD thì sang năm 2014 đạt đến 3,95 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm trong năm 2015 lại giảm mạnh (giảm 25,3% so với năm 2014), chỉ đạt 2,95 tỷ USD. Nguyên nhân chính là do giá trên thị trường thế giới sụt giảm từ 15- 20%.

Theo chuyên gia thị trường Nguyễn Bích, 10 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam chiếm đến 94,6%, gồm: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sĩ. Trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Tính riêng năm 2015, chúng ta xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 657 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu 2 mặt hàng chính là tôm nguyên liệu và tôm chế biến giá trị gia tăng. Do chúng ta lợi thế về nguồn nhân công cùng với nhiều nhà máy chế biến nên các mặt hàng chế biến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tôm.

Vài năm trở lại đây, việc cho phép đưa tôm chân trắng vào nuôi trên quy mô công nghiệp đã tạo cú hích cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong năm 2015, chúng ta thu về gần 3 tỷ USD từ xuất khẩu tôm, thì trong đó tôm chân trắng chiếm đến 58%. Nguyên ngân được chuyên gia thị trường Nguyễn Bích đưa ra là với việc vượt trội về giá do sản lượng cao và thời gian nuôi ngắn nên tôm chân trắng Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị phần của tôm sú trên thế giới.

Tuy nhiên, dù đã có những con số nổi trội nhưng ngành tôm Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như áp lực hạ giá thành sản xuất và giá xuất khẩu. Trong khi giá tôm trên thế giới đang có xu hướng giảm thì giá tôm của Việt Nam lại tăng. Năm 2015, giá tôm Việt Nam bán cao nhất trong nhóm 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, với 10,8 USD/ký; trong khi tôm Ấn Độ là 8,3 USD/ký, tôm Ecuador 6,7 USD/ký, tôm Indonesia là 9,5 USD/ký,…

Bên cạnh đó, một thách không nhỏ là môi trường ở ĐBSCL hiện nay ngày càng ô nhiễm khiến người nuôi tôm buộc phải tăng lượng kháng sinh và thuốc thú y để giảm bớt thiệt hại. Từ đó dẫn đến tôm nhiễm kháng sinh và chất cấm có chiều hướng gia tăng.

Việc kiểm soát chất lượng tôm xuất khẩu cũng là một thách thức đối với hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm, bởi tôm nguyên liệu hầu hết được thu mua từ nhiều hộ nuôi khác nhau. Chính việc sử dụng chất kháng sinh tùy tiện của người dân trong nuôi tôm đã và đang ảnh hưởng lớn tới chất lượng tôm nguyên liệu, khiến các doanh nghiệp chế biến tôm mất nhiều chi phí kiểm nghiệm, làm gia tăng thêm giá thành sản xuất.

Một số chuyên gia về tôm cho rằng, để ngành tôm Việt Nam “mạnh” hơn nữa thì một trong những biện pháp trước mắt là các ngành chức năng giải quyết rốt ráo vấn đề sử dụng kháng sinh, chất cấm trong nuôi tôm hiện nay.

Trong khi đó, TS. Như Văn Cẩn- Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) đưa ra những giải pháp chính để phát triển ngành tôm Việt Nam như cần nâng cao chất lượng con giống (sạch bệnh, kháng bệnh), phát triển các công nghệ, giải pháp kỹ thuật nuôi hiệu quả, thân thiện môi trường; tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết chuỗi giá trị và phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chính, áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận có uy tín gắn với các chương trình quảng bá sản phẩm; thực hiện tốt các chính sách về đầu tư, ưu đĩa vốn, tín dụng, bảo hiểm cho người nuôi tôm,…

Theo chuyên gia trị trường Nguyễn Bích, với nhu cầu tôm trên thế giới rất lớn, trong khi tôm Việt Nam đã có vị trí quan trọng trên các trị trường thế giới, cùng những ưu đãi về thuế và tiềm lực về sản xuất hàng chế biến giá trị gia tăng nên dự báo xuất khẩu tôm trong năm 2016 sẽ khả quan hơn trong năm 2015.

Dân Trí, 27/06/2016
Đăng ngày 28/06/2016
Huỳnh Hải
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:28 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:28 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:28 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:28 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:28 29/03/2024