Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực lúa gạo, thủy sản

Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo và nuôi trồng thủy sản.

le trinh uy nhiem
Lễ trình Ủy nhiệm thư. (Ảnh: Minh Đức/Vietnam+)

Đó là nhận xét của Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) José Graziano da Silva trong buổi trình Thư ủy nhiệm của Đại sứ, Đại diện Thường trực Việt Nam tại FAO Nguyễn Hoàng Long ngày 21/9.

Trong buổi tiếp Đại sứ Nguyễn Hoàng Long sau lễ trình Thư ủy nhiệm, Tổng Giám đốc FAO cho biết ông đã nhận được hồ sơ rất tốt của các ứng cử viên từ Việt Nam và FAO đang tìm các vị trí xứng đáng để sử dụng chuyên môn và kinh nghiệm của những chuyên gia này. Ông cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam có sự hiện diện nhiều hơn nữa tại FAO.

Tổng Giám đốc FAO đánh giá cao sự tham gia và đóng góp tích cực của Việt Nam vào hoạt động của FAO, đặc biệt trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và nhiều kinh nghiệm như sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản, cũng như trong hợp tác Nam-Nam. Bản thân ông rất ấn tượng về các thành tựu của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực.

Ông nhấn mạnh Việt Nam cần tăng cường tham gia, chia sẻ kinh nghiệm với các nước nhằm giúp các nước đạt được các kết quả như Việt Nam, nhất là những nước ở châu Phi.

Hiện nay, FAO đang tiến hành cải tổ, trong đó có cả cải tổ phương thức hợp tác kỹ thuật, và hy vọng trong thời gian tới sẽ có những biến chuyển nhằm giúp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác kỹ thuật. Ông tỏ ý tin tưởng và mong muốn Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực trong hợp tác Nam-Nam.

Đại sứ Nguyễn Hoàng Long khẳng định chính sách của Chính phủ Việt Nam là coi trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Việt Nam tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức mới như biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế thế giới, biến động giá lương thực.

Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao sự hợp tác, giúp đỡ của FAO đối với Việt Nam trong thời gian qua; khẳng định Việt Nam ủng hộ FAO cũng như vai trò cá nhân ông Tổng Giám đốc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trên thế giới; và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của ông, FAO sẽ là một tổ chức năng động, hiệu quả, tiếp tục các thành công trong tương lai.

Là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, FAO được thành lập vào ngày 16/10/1945 và hoạt động như một trung tâm thu thập và phân tích thông tin, tư vấn kiến thức, kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, lương thực và dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu.

Đối với các nước thành viên, FAO khuyến khích và tìm các nguồn tài chính để hỗ trợ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa các nước thành viên, tiêu biểu là hợp tác Nam-Nam.

FAO bắt đầu hoạt động tại Việt Nam (từ năm 1978) vào thời điểm Việt Nam gặp nhiều khó khăn như thiếu lương thực, bị bao vây cấm vận, các kênh hỗ trợ phát triển rất hạn chế. Đến nay, FAO đã tham gia thực hiện trên 400 dự án tại Việt Nam.

Các dự án của FAO tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và dinh dưỡng, lâm nghiệp và thủy sản. Việt Nam xác định FAO là đối tác chiến lược quan trọng trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việt Nam plus
Đăng ngày 22/09/2012
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 01:36 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 01:36 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 01:36 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 01:36 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 01:36 18/12/2024
Some text some message..