Việt Nam dẫn đầu về cung cấp tôm cho Đài Loan

Đài Loan hiện là thị trường đơn lẻ lớn thứ 7 về NK tôm Việt Nam sau Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và Đức. XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay duy trì sức tăng trưởng ổn định qua từng tháng - trừ tháng 1 giảm 23,7%.

xuat khau tom sang dai loan
Biểu đồ xuất khẩu tôm sang Đài Loan

Bảy tháng đầu năm, XK tôm sang Đài Loan đạt gần 42 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 7/2012, XK tôm sang thị trường này tăng 23,5%, đạt trên 8,2 triệu USD trong khi XK sang nhiều thị trường chính khác như Nhật Bản, Mỹ, EU hay Hàn Quốc đều giảm.

Tôm sú nguyên liệu là mặt hàng chính được XK sang Đài Loan trong nhiều năm qua, thường chiếm trên 80% tỷ trọng XK tôm sang thị trường này. Bảy tháng đầu năm 2012, XK tôm sú nguyên liệu sang Đài Loan đạt 35 triệu USD, chiếm 83% tổng XK tôm sang đây. Cả năm 2011, tỷ trọng XK tôm sú sang Đài Loan cũng chiếm tới 87%. Như vậy, Đài Loan được xem như một “điểm đến” tốt cho tôm sú Việt Nam trong xu hướng hiện nay nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới đang chuyển sang tôm chân trắng. Không chỉ có Việt Nam, nhiều nước khác sản xuất tôm sú như Indonesia hay Bangladesh cũng đang gặp phải sự cạnh tranh “khốc liệt” với các nước cung cấp chủ lực tôm chân trắng như Thái Lan, Ecuador và thậm chí là Ấn Độ.

Thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới về NK tôm nguyên liệu của Đài Loan từ các nước cho thấy, Việt Nam dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này trong suốt 5 năm qua, từ 2007 đến 2011. NK tôm nguyên liệu từ Việt Nam chiếm tới 24,5% tổng NK mặt hàng này vào Đài Loan năm 2011. Tiếp đến là Trung Quốc đứng thứ hai với 17,5% và Thái Lan đứng thứ 3 với 16,8%.

Người tiêu dùng Đài Loan khá sành ăn và họ đặc biệt ưa thích thủy sản tươi sống. Đối với các mặt hàng thủy sản đông lạnh NK, phải đáp ứng các tiêu chuẩn nội địa và phải là các sản phẩm chất lượng cao. Các nhà NK và phân phối thủy sản Đài Loan rất chú ý tới sự khác biệt về chất lượng và giá giữa các nguồn cung cấp và họ sẵn sàng thay đổi đối tác nếu nhận thấy chất lượng sản phẩm giảm hoặc giá tăng.

Tôm sú Việt Nam tuy được NK nhiều vào Đài Loan nhưng hiện nay, các sản phẩm tôm sú của nước ta khó cạnh tranh về giá so với các nước cung cấp khác do chi phí sản xuất tăng cao - nhất là trong thời gian gần đây. Trên thị trường thế giới, giá bán tôm Việt Nam thường cao hơn so với giá bán tôm Indonesia hay Ấn Độ.

Mặc dù tôm không phải là mặt hàng thủy sản NK chính của Đài Loan, tuy nhiên thủy sản nói chung vẫn là một phần quan trọng trong thực đơn của người dân xứ này với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đạt 45kg/người/năm.

Nền kinh tế Đài Loan trong những tháng đầu năm nay chịu tác động mạnh từ suy thoái kinh tế ở Châu Âu và đặc biệt là sự giảm sút của nền kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn của Đài Loan. Tuy vậy, thị trường này được dự đoán sẽ phục hồi trong quý III và quý IV tới. Do vậy, XK tôm Việt Nam sang thị trường này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm.

Vasep
Đăng ngày 05/09/2012
BNT
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:15 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:15 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:15 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:15 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:15 16/11/2024
Some text some message..