Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Nhật Bản

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường Nhật Bản thu mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam, chiếm 23.7% thị phần trên toàn cầu. Trong đó, ưa chuộng nhất vẫn là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Tôm thẻ
Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản nhiều nhất. Ảnh: vietnamvmc.com

Tính riêng trong năm 2022, Nhật Bản vẫn giữ vững “phong độ” là thị trường nhập khẩu tôm khá ổn định của Việt Nam. Đạt 617 triệu USD, tăng 16% so với năm 2021. Như vậy, khi tiếp tục bước sang năm 2023, tính tới thời điểm giữa tháng 7, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã đạt 256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ 2022.

Nửa đầu năm 2023, thị trường Nhật Bản mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam, giảm 29% so với cùng kỳ. Cũng trong tháng 6/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 35% - Đây được xem là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3 năm nay.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm này, là do đồng Yên bị mất giá. Số liệu mới nhất cho thấy, đến đầu tháng 7/2023, đồng Yên Nhật đã giảm 145 Yên/USD. Khiến cho việc tiêu thụ tôm vào thị trường này gặp nhiều khó khăn, do chúng ta phải theo bán theo giá giảm của đồng Yên.

Trong đó, có 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bao gồm: Tôm thẻ chân trắng chiếm 63.5%, tôm sú chiếm 17.9% và còn lại là những loại tôm khác chiếm 18.6%. So với những thị trường khác, thì tỷ trọng xuất khẩu tôm loại khác của Nhật Bản cao hơn tôm sú. Chỉ tính riêng nửa đầu 2023, giá trị xuất khẩu của tôm thẻ chân trắng đạt được 150 triệu USD giảm 26%, giá trị xuất khẩu tôm sú đạt 42%, giảm 45%. Đáng chú ý nhất vẫn là những loại tôm khác đạt 44 triệu USD, giảm 15%.

- Giá trung bình tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Việt Nam, khi sang đến Nhật Bản dao động từ 6.5 - 10.3 USD/kg.

- Giá trung bình tôm sú đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản dao động từ 14.1 - 17.7 USD/kg.

Như vậy, có thể thấy rằng trong quý II/2023, giá trung bình xuất khẩu của tôm thẻ chân trắng và tôm sú đông lạnh, đã giảm nhẹ hơn so với quý I/2023.

Sản phẩm tômDoanh nghiệp Việt Nam vẫn ưu tiên xuất khẩu tôm chế biến sang Nhật Bản. Ảnh: fun-japan.jp

Dù giá trị xuất khẩu của các mặt hàng tôm Việt Nam đang ở chiều hướng giảm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào đất nước “Phù Tang”. Bởi, họ nhìn nhận được giá bán tại nước này đang ổn định, tỷ suất lợi nhuận cũng tốt hơn, do tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao. Đồng thời, trong bối cảnh giá tôm nguyên liệu trong nước giảm vì dịch bệnh trên tôm, thì các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến, được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn giữ được ưu thế hơn so với những thị trường khác.

Một số doanh nghiệp tiêu biểu xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản như:  Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, Công ty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty CP Hải Việt,...

Trên “thương trường” dĩ nhiên nước ta cũng sẽ chịu sự cạnh tranh của các nước khác, như Ấn Độ và Ecuador. Theo số liệu ghi nhận được từ Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm 2023, trong khi tổng nhập khẩu tôm chung vào Nhật Bản giảm 11%, nhập khẩu từ nguồn cung lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận giảm thì Nhật Bản vẫn tăng mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ và Ecuador, lần lượt là 43% và 20%. Cũng trong khoảng thời gian này, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm thị phần 23,7%. Thái Lan xếp vị trí thứ 2 với thị phần 17,7%. Vị trí thứ 4 thuộc về  Ấn Độ với 14,5% và Ecuador xếp thứ 10 với 2,1%.

Đăng ngày 13/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:01 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 15:01 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 15:01 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 15:01 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 15:01 17/02/2025
Some text some message..