Việt Nam đang đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu thủy sản

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu thủy sản (sau Na Uy, Trung Quốc và Nga), đứng số 1 Đông Nam Á và số 2 châu Á.

Việt Nam đang đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu thủy sản
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Internet

Tại buổi gặp mặt báo chí kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959-1/4/2019), chiều 15/3, do Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức, ông Luân cho biết hiện sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới.

Năm 2019, ngành thủy sản đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD, tăng trên 11%; tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 4,25% so với năm 2018.

Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản xác định tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh tổ chức sản xuất liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị; tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025" và Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm đến 2025.

Nói về quá trình phát triển của ngành thủy sản, ông Trần Đình Luân cho biết trải qua chặng đường 60 phát triển, ngành thủy sản đã có những bứt phá vượt bậc. Cụ thể, năm 1986, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 840.000 tấn; trong đó khai thác thủy sản đạt gần 600.000 tấn, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 240.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD.

Giai đoạn 1986-1995 chứng kiến những bước đi mạnh mẽ, phát triển toàn diện ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc đưa tàu thuyền đi khai thác ở vùng khơi và xây dựng cơ sở hậu cần trên đảo tạo điều kiện cho ngành khai thác phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản trong dân tiếp tục phát triển, phương thức nuôi, đối tượng nuôi đa dạng hơn cho hiệu quả kinh tế cao. Việc nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh.

Đồng thời, ngành chế biến thủy sản đã hướng tới đa dạng hóa và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào các nước tiên tiến. Nhờ đó, đến năm 1995, tổng sản lượng thủy sản đạt 1,34 triệu tấn; trong đó khai thác 928.800 tấn, nuôi trồng 415.300 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD.

Đến nay, ngành thủy sản tiếp tục có sự tăng trưởng đều đặn. Sản lượng thủy sản năm 2018 đạt hơn 7,4 triệu tấn, gấp 5,6 lần so với năm 1995, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 3,89 triệu tấn, gấp gần 4 lần so với năm 1995.

Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực, tỉ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ 31% năm 1995 lên hơn 54% năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành này năm 2018 đạt trên 9 tỉ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.

Ông Trần Đình Luân thông tin thêm sắp tới, ngành thủy sản sẽ tổ chức nhiều hoạt động tại Hà Nội và Quảng Ninh nhằm kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành thủy sản.

Cụ thể, các hoạt động diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh từ ngày 30/3 đến ngày 1/4 gồm: Hội chợ-triển lãm về ngành thủy sản; Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Vịnh Bắc Bộ; Hội thảo khoa học đánh giá 15 năm thi hành Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc.

Tại Hà Nội ngày 29/3, Tổng cục Thủy sản sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành thủy sản.

Các hoạt động kỷ niệm nhằm tôn vinh và tri ân các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong ngành thủy sản; giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản...

TTXVN
Đăng ngày 18/03/2019
Việt Nam+
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:43 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:43 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:43 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 19:43 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 19:43 26/04/2024