Việt Nam tăng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, sau mức sụt giảm liên tục trong 3 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong quý QIV/2015 đạt hơn 102 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong khi XK sang các thị trường chính đều sụt giảm, Trung Quốc là thị trường duy nhất tăng NK tôm từ Việt Nam trong quý QIV/2015. XK sang thị trường này trong các tháng của QIV/2015 đều đạt tăng trưởng dương từ 9,4% - 28% so với cùng kỳ 2014.

chế biến tôm

Tiếp nối đà tăng trưởng của quý IV/2015, 2 tháng đầu năm 2016, XK tôm sang thị trường này đạt 64,8 triệu USD; chiếm hơn 17% tổng XK; tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái- mức tăng trưởng mạnh nhất trong top 10 thị trường NK tôm Việt Nam. Nhờ mức tăng trưởng này, thị trường này đã vươn lên vị trí thứ hai sau Mỹ. Đây có thể là sự chuyển hướng của các DN tôm Việt Nam trong bối cảnh XK sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn. Trong khi nhu cầu NK tôm để chế biến và XK của Trung Quốc tăng do Chính phủ nước này khuyến khích NK tôm nguyên liệu để bù đắp sản lượng tôm trong nước đang sụt giảm.

Trong năm 2015 và 2 tháng đầu năm nay, tỷ trọng tôm sú XK của Việt Nam sang Trung Quốc gấp đôi so với tôm chân trắng. Trung Quốc chủ yếu NK tôm sống, tươi, đông lạnh (mã HS 03) từ Việt Nam, chiếm khoảng  95% tổng XK tôm sang thị trường này.

Ngày 15/12/2015, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) nhận được công văn số Tco 848 của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc về việc Cục giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Giám sát Chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch Quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) đã đồng ý khôi phục XK tôm sú sống sang Trung Quốc cho 04 doanh nghiệp đóng gói và 14 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam. Trước đó, ngày 5-2-2015, AQSIQ đã có lệnh cấm nhập khẩu tôm sống của Việt Nam vì lo ngại tôm của Việt Nam chứa các virus gây bệnh. Như vậy, sau 11 tháng, lệnh cấm đã được dỡ bỏ.

Nghĩa là từ năm 2016, DN có thể XK tôm sống trở lại thị trường này. Tôm sú là mặt hàng XK có giá trị lớn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc những năm qua. Đây có thể được coi là một trong những nguyên nhân khiến XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng trong những tháng đầu năm này.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK tôm của Trung Quốc năm 2015 đạt 102.843 tấn; trị giá 754,5 triệu USD; tăng 31,7% về khối lượng và 36% về giá trị. Ecuador là nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 25% tổng giá trị NK tôm của Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 10 trong số các nhà cung cấp tôm chính cho Trung Quốc, chiếm 1,4%. Trung Quốc hiện có xu hướng tăng NK tôm để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng tôm nước này sụt giảm do dịch bệnh

Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Năm 2015, Ecuador XK 50% sản lượng tôm sang Trung Quốc. Dự kiến năm 2016, đây vẫn là thị trường quan trọng của các nhà XK Ecuador.

Trung Quốc vẫn được coi là thị trường lớn và tiềm năng của tôm Việt Nam trong năm 2016 vì đây là thị trường khá dễ tính, khoảng cách địa lý thuận lợi, nhu cầu cao. Tuy nhiên, vẫn tồn tại rủi ro trong khâu thanh toán, nhu cầu không ổn định. Vì vậy để giảm rủi ro và khai thác tốt thị trường này, DN cần có chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường một cách bền vững. Đồng thời, DN nên chú trọng từ quy trình sản xuất giống đến sản xuất nuôi trồng, chế biến, đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu các thị trường khó tính, mở rộng các thị trường mới.

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc năm 2015 (Nguồn: ITC)

Nguồn cung

KL (tấn)

GT (nghìn USD)

2014

2015

Tăng, giảm (%)

2014

2015

Tăng, giảm (%)

TG

78.095

102.843

31,7

554.802

754.495

36,0

Ecuador

16.777

27.019

61,0

141.940

185.788

30,9

Thái Lan

7.242

9.753

34,7

85.686

122.165

42,6

Canada

17.239

22.922

33,0

79.163

119.264

50,7

Indonesia

2.500

8.555

242,2

18.499

67.597

265,4

Ấn Độ

4.075

8.884

118,0

34.401

61.577

79,0

Argentina

6.223

7.973

28,1

50.195

59.538

18,6

Greenland

5.210

5.879

12,8

20.769

32.864

58,2

Mỹ

500

638

27,6

20.681

19.055

-7,9

Malaysia

635

986

55,3

6.364

12.267

92,8

Việt Nam

2.179

1.064

-51,2

24.649

10.620

-56,9

 

Vasep, 13/04/2016
Đăng ngày 14/04/2016
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 10:20 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:20 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:20 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:20 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:20 28/11/2024
Some text some message..