Việt Nam trước nguy cơ "gánh" thời tiết cực đoan

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian tới, dưới tác động khó lường của biển đổi khí hậu, nhiệt độ tại các vùng-miền trên cả nước sẽ tiếp tục tăng lên, lượng mưa vào mùa hè có xu hướng giảm, bão có thể mạnh hơn và mực nước biển tiếp tục dâng cao vào năm 2050 trên toàn dải bờ biển Việt Nam.

muc nuoc ho chua xuong thap
Nhiệt độ mùa hè tăng cao khiến mực nước tại các hộ chứa xuống thấp. (Ảnh: TTXVN)

Thông tin trên vừa được công bố tại hội thảo “Dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao,” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trường đại học Khoa học Tự nhiên phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc tổ chức ngày 22/8, tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu Dự án dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam dự báo, nhiệt độ tại miền Bắc sẽ tăng từ 0,8 độ C đến 3,4 độ C vào năm 2050 và tiếp tục tăng đến cuối thế kỷ 21. Cùng với đó, số ngày nóng sẽ tăng lên (trên 35 độ C) và có thể kéo dài trong vòng 5 ngày, gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Về lượng mưa, dự tính lượng mưa trên 7 vùng khí hậu sẽ có sự biến đổi, dao động từ dưới 16% đến trên 36% vào giữa thế kỷ và biến đổi nhanh hơn vào cuối thế kỷ 21. Cùng với đó, lượng mưa mùa hè có thể giảm ở hầu khắp các vùng lãnh thổ, riêng khu vực Trung Bộ mưa có xu hướng tăng ở tất cả các mùa trong năm.

Ở một hình thái tương tự, hoạt động của bão trên Biển Đông cũng có xu thế giảm nhưng cường độ có thể mạnh hơn, có thể gây lũ quyét và sạt lở đất, đặc biệt là các tỉnh miền núi ở phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Dự án dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam cũng dự tính mực nước biển sẽ tiếp tục dâng lên từ 100mm đến 400mm vào giữa thế kỷ trên toàn dải bờ biển Việt Nam, và sẽ tiếp tục được duy trì đến cuối thể kỷ 21, gây ảnh hưởng đến sinh thái và cộng đồng ven biển.

Đánh giá chung về thực tế biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng khẳng định: “Biến đổi khí hậu hiện nay đang cho thấy sự thay đổi khó lường, với nhiều kiểu thời tiết cực đoan. Cho đến nay, biến đổi khí hậu vẫn là một bài toán rất khó không chỉ thách thức với tình hình thực tế tại Việt Nam, mà còn diễn ra ở các nước trên toàn cầu.”

Để tăng cường năng lực khoa học và hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đồng thời góp phần phòng chống và giảm tránh những thiệt hại đáng tiếc, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các tổ chức, đơn vị liên quan cùng góp sức xây dựng Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được cập nhật vào năm 2015.

“Cùng với đó, tôi cũng hi vọng các tổ chức, chuyên gia quốc tế cùng ‘chung tay’ giải bài toán về biến đổi khí hậu tại Việt Nam,” Thứ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị./.

Vietnam+
Đăng ngày 23/08/2013
Hùng Võ
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 01:30 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 01:30 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 01:30 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 01:30 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 01:30 29/11/2024
Some text some message..