VietGap trong thủy sản được công nhận như GlobalGap

Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong thời gian tới, người nuôi thủy sản nếu đạt các tiêu chuẩn VietGap (Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam) cũng đồng nghĩa với việc được cấp giấy nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap).

dang cho ca tra an
Một người dân đang cho cá tra ăn. Ảnh: TC.

Để có được sự công nhận này, đại diện của Tổng cục thủy sản đã có những buổi làm việc với đại diện của tổ chức GlobalGap. Qua đó, hai bên đồng ý trên nguyên tắc các chuyên gia đánh giá của những tổ chức chứng nhận được GlobalGap và Tổng cục Thủy sản công nhận/chỉ định sẽ thực hiện đánh giá cơ sở nuôi một lần, và nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận của cả VietGap lẫn GlobalGap.

Hiện nay, ngoài VietGap, các quốc gia trong khu vực ASEAN có tiêu chuẩn ASEAN Gap và trên thế giới là GlobalGap. Và các tiêu chuẩn này đều hướng đến việc sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường, xã hội.

Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, những tiêu chuẩn này không có sự liên hệ với nhau mà được công nhận độc lập, và điều này khiến doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nào thì phải tuân theo những tiêu chuẩn riêng của thị trường đó. Do đó, mới có tình trạng, một doanh nghiệp một lúc có nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Ông Bùi Bá Bổng, khi còn làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, là người được giao chỉ đạo việc soạn thảo các tiêu chuẩn VietGap cho các sản phẩm nông nghiệp, và đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc khi xây dựng VietGap phải dựa trên tiêu chuẩn GlobalGap. Ông Bổng yêu cầu khi hiệu đính các tiêu chuẩn lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước thì phải giữ lại được từ 80-95% những tiêu chuẩn của GlobalGap. Trên nền tảng đó, Việt Nam đã đưa ra những bộ VietGap cho thủy sản, lúa, hoa màu, chè…

Đối với con cá tra, nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm đồng nhất về tiêu chuẩn nên Việt Nam đã đưa ra VietGap cho cá tra và bắt buộc người nuôi cá tra phải áp dụng từ 1-1-2016.

Tuy nhiên, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đã phản hồi rằng, các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam thường yêu cầu các tiêu chuẩn như GlobalGap, ASC… chứ không chấp nhận tiêu chuẩn VietGap của Việt Nam. Do đó, việc áp dụng VietGap chỉ làm doanh nghiệp tốn thêm chi phí mà không giúp gì cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm.

Cân nhắc tính hợp lý của những phản hồi này, Bộ NN&PTNT quyết định dời thời gian áp dụng VietGap cho cá tra kể từ 1-1-2017 tức là chậm lại một năm. Song song với đó, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã có những buổi làm việc với tổ chức chứng nhận GlobalGap để hợp thức hóa tiêu chuẩn VietGap. Kết quả, hai bên thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa VietGap và GlobalGap như nói ở trên.

TBKTSG Online, 07/04/2016
Đăng ngày 08/04/2016
Ngọc Hùng
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 20:03 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 20:03 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:03 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 20:03 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 20:03 09/11/2024
Some text some message..